Ra đời vào những năm 1952, khi các phi công Mỹ tại Triều Tiên bày tỏ mong muốn sở hữu một phi cơ chiến đấu nhanh và nhỏ, cơ động tương tự như loại Mig-15 mà họ đang phải đối phó tại đó. Thiết kế trưởng của Lockheed Clarence "Kelly" đã tìm ra câu trả lời đó bằng cách tạo ra loại F-104.
Chiếc phi cơ đánh chặn siêu âm 1 động cơ này được Mỹ trang bị cho hàng loạt đồng mình từ châu Âu đến châu Á. Tuy nhiên lịch sử hoạt động của F-104 không lung linh như cái tên của nó. (chiến binh ngôi sao)
Những chiếc F-104 của Không quân Tây Đức. Ảnh: Getty Images.
Trong cuộc chiến Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan, F-104 bị đánh bại bởi những chiếc Mig-21 của Ấn Độ. Trong khi đó tại Đức, F-104 có một loạt các tai nạn.
Một phi công Đức là Dierk Pieter Merklinghaus từng bay trên F-104 từ năm 1970 đến 1973 cho biết: "Chúng tôi (Luftwaffe) mất nhiều phi công và máy bay".
F-104 bị các phi công Tây Đức gán cho biết danh Widow Maker - cỗ máy chế tạo góa phụ, do số lượng tai nạn khủng khiếp của loại máy bay này, cùng scandal "hối lộ" để giành hợp đồng của Lockheed khiến Starfrighter mang tiếng xấu.
Tuy nhiên giờ một hãng công nghệ không gian là Cubecab đang muốn dùng những chiếc máy bay này cho một nhiệm vụ mà ngay cả các nhà thiết kế chiếc F-104 cũng không thể tưởng tượng ra.
Cubecab có kế hoạch phóng các vệ tinh rất nhỏ (cubesats), trọng lượng từ 5kg trở xuống có giá rẻ hơn rất nhiều. Công ty này dự định sử dụng một tên lửa nhỏ gắn dưới cánh một chiếc F-104, khi máy bay đạt được độ cao tầng bình lưu (20 km) tên lửa sẽ được khởi động và phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Theo kế hoạch Cubecab sẽ sử dụng một nhóm phi cơ F-104 của công ty Starfighters Inc, một công ty Florida. Vụ phóng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2018 khi những máy bay F-104 bay trên vùng biển Đại Tây Dương.