Vũ khí laser trên máy bay Mỹ: Rất yếu?

Mỹ Đức |

Theo Sputnik, nhà thầu quốc phòng General Atomics của Mỹ dự kiến sẽ thử nghiệm vũ khí laser mạnh nhất từ trước đến nay vào đầu năm 2016.

Theo kế hoạch, cuộc thử nghiệm sẽ được thực hiện trên máy bay của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt (AFSOC) với hệ thống vũ khí laser có công suất lên tới 150 KW.

Trung tướng Bradley Heithold, Tư lệnh AFSOC tiết lộ hiện có rất nhiều công ty phát triển vũ khí laser và "chúng tôi đang quan tâm đến tất cả các công ty này".

Tướng Heithold cho biết thêm, công nghệ hiện đại này thích hợp để ứng dụng trên dòng máy bay tấn công AC-130 của AFSOC.

Dù kế hoạch thử nghiệm vũ khí laser công suất cao trên máy bay được thông báo nhưng để đạt được khả năng như Mỹ thông báo, nước này cần phải có nhiều thời gian hơn nữa.

Tuyên bố này được Subrata Ghoshroy, chuyên gia nghiên cứu chương trình khoa học, công nghệ và xã hội của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đưa ra.

Theo phân tích của Subrata Ghoshroy, để bắn hạ được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chắc chắn vũ khí laser cần cường độ tối thiểu 1 MW.

Mỹ sẽ thử vũ khí laser công suất cao trên máy bay vào đầu năm 2016.
Mỹ sẽ thử vũ khí laser công suất cao trên máy bay vào đầu năm 2016.

Trong khi đó, hệ thống vũ khí laser chiến thuật Mỹ sắp thử nghiệm trên máy bay chỉ có công suất rất khiêm tốn là 150 KW. Với công suất vũ khí laser này, Mỹ chỉ có thể bắn hạ máy bay không người lái hoặc tàu thuyền cỡ nhỏ.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, điều khó nhất cho ứng dụng vũ khí laser trong tác chiến là có được thiết bị năng lượng laser cần thiết trong giới hạn về kính thước, trọng lượng và cường độ (Lầu Năm Góc gọi vấn đề này là SWAP) của các phương tiện tàu chiến, máy bay, xe tăng…

Hơn nữa, vũ khí laser còn có thể bị khắc chế bởi vấn đề môi trường không khí như bụi, độ ẩm, sương mù, những thứ thẩm thấu và làm phân tán năng lượng laser. Ngoài ra, xáo động khí quyển cũng làm suy yếu dòng ánh sáng bức xạ.

Như vậy, khi các hạt photon trong tia laser đi xuyên qua trở ngại khí quyển đó chúng vẫn phải duy trì đúng hướng và cường độ đủ mạnh để tiêu diệt mục tiêu.

Đồng thời, người bắn laser cũng phải tính đến yếu tố liên quan chuyển động của mục tiêu, chuyển động của vũ khí trong điều kiện kể trên.

Khó khăn tiếp tiếp theo Mỹ vẫn chưa thể khắc phục theo Subrata Ghoshroy nhận định đó là để đưa laser cực mạnh ra ứng dụng trên chiến trường cần phải có kích cỡ đủ nhỏ gọn để vận hành trong môi trường chiến đấu, mà vẫn phải đủ mạnh để tiêu diệt mục tiêu.

Chùm laser khí gas đủ mạnh để tấn công nhưng lại cần dòng điện quá lớn nên quá cồng kềnh.

Laser hóa học có lợi thế về yêu cầu dòng điện không cao nhưng cũng như laser nền tảng khí gas, thiết bị quá cồng kềnh. Laser trên nền tảng vật chất thể rắn nhỏ gọn nhưng dòng cường độ thấp nên không bắn được xa.

Trước thực tế này, chuyên gia Subrata Ghoshroy khẳng định những tuyên bố của giới quân sự Mỹ về những thành tựu đã đạt được về vũ khí laser được coi chỉ là lời nói quá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại