Được biết, dây chuyền công nghệ này là cơ sở quan trọng bảo đảm lâu dài cho hoạt động hiệu quả, an toàn, có độ tin cậy cao của máy bay Su-27/30 và các thế hệ tiếp theo.
Phát biểu tại Lễ khai trương, Thượng tướng Trương Quang Khánh biểu dương sự cố gắng của Nhà máy A32 và ngành kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân đã phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo kết hợp học hỏi chuyên gia nước ngoài để nâng cao khối lượng tự trang, tự chế thiết bị, tiết kiệm kinh phí mà vẫn bảo đảm số lượng, chất lượng các hạng mục công nghệ tương đối hiện đại và đồng bộ.
Thượng tướng đánh giá đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của ngành kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc bảo quản, sửa chữa các vũ khí, trang bị công nghệ cao, bảo đảm sức chiến đấu và SSCĐ của quân đội.
Và để đảm bảo lâu dài quá trình hoạt động lâu dài, an toàn và giảm chi phí khi tiến hành sửa chữa máy bay (khi phải đưa ra nước ngoài), hồi đầu tháng 8/2013, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không – Không quân đã khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu AL – 31F.
Đây là loại động cơ hiện đại được trang bị trên tiêm kích đa năng Su-27 hiện có trong biên chế của Quân đội Việt Nam. Trước đó, để sửa chữa động cơ AL-31F, Việt Nam phải gửi sang Nga.
Trức đó vào cuối tháng 7/2013, theo Tiếng nói nước Nga, doanh nghiệp nhà nước “Ukroboronservis“, thành phần của tập đoàn Nhà nước “Ukroboronprom“ và VAXUCO của Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa tại cơ sở Ukraine các động cơ máy bay AL-31F của Nga bán cho lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam.
Các điều khoản hợp đồng được ký kết mấy ngày trước quy định, việc sửa chữa động cơ AL-31F của Nga sẽ được tiến hành tại nhà máy sửa chữa Động cơ ở Lusk, tỉnh Volynskaya. Ngoài sửa chữa, theo một hợp đồng riêng, phía Ukraine sẽ cũng cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các đồng nghiệp Việt Nam sửa chữa động cơ AL-31F.