Vì sao tiêm kích T-50 chưa thể cạnh tranh với F-35?

Nhật Minh |

(Soha.vn) - T-50 có ưu thế siêu cơ động nhưng thua kém F-35 ở khả năng tàng hình, khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất của F-35 cũng được đánh giá cao hơn T-50...

Tạp chí Business Insider (BI) ngày 2/6 đăng bài viết lý giải tại sao tiêm kích tàng hình thế hệ năm T-50 của Nga dù có nhiều điểm vượt trội nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh với tiêm kích F-35 của Mỹ.

Theo BI, T-50 sẽ được chào bán tới nhiều quốc gia, bao gồm các đồng minh của Nga và những nước đang tìm kiếm giải pháp thay thế tiêm kích F-35 do chương trình này đã bị trì hoãn trong một thời gian dài. Nga kỳ vọng sẽ bán được 1.000 chiếc T-50 trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Thế giới (CAWAT), có lẽ phải mất hàng thập kỷ nữa, T-50 mới đến được những quốc gia đặt hàng. Sớm nhất là tới năm 2035, Malaysia mới có thể có T-50.

Hiện tại trên thế giới, loại máy bay thế hệ 5 duy nhất đang hoạt động là F-22 của Mỹ.

Với thiết kế động cơ kép, T-50 rất giống với nguyên mẫu F-22 đã gần 20 năm tuổi của Mỹ.
Nga không thường so sánh T-50 với F-35 mà muốn cạnh tranh với F-22. Tuy nhiên, F-35 sẽ là tiêm kích tương lai của Mỹ và đồng minh.
T-50 sẽ là xương sống của lực lượng không quân Nga nhưng khả năng tàng hình của nó chưa thể bằng F-35. Các nhà thiết kế người Nga coi trọng khả năng cơ động hơn là sự bí mật.
Tốc độ tối đa của T-50 lên tới 1.300 dặm/giờ, trong khi của F-35 là 1.200 dặm/giờ. Mặc dù vậy, tiêm kích của Mỹ có thể phóng các loại tên lửa và bom thông minh có tốc độ bay siêu thanh.
F-35 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất tốt hơn còn T-50 phù hợp hơn trong tác chiến không-đối-không.
T-50 có vũ khí đa dạng nhưng F-35 đã có 3 biến thể phù hợp với các nhiệm vụ riêng biệt.
Nga hy vọng có thể chiếm giữ 1/3 thị trường tiêm kích tàng hình thế hệ 5 trên thế giới, tuy nhiên, F-35 dự kiến sẽ là tiêm kích chủ lực của các nước đồng minh Mỹ trong những thập kỷ sắp tới, một số quốc gia đã ký hợp đồng đặt mua.
T-50 có thể cất cánh trên đường băng tương đối ngắn, khoảng 300m nhưng F-35 đã có biến thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

T-50 có thể cất cánh trên đường băng tương đối ngắn, khoảng 300m nhưng F-35 đã có biến thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

Khi T-50 đang trong giai đoạn thử nghiệm thì Mỹ đã có trường đào tạo phi công cho cả 3 biến thể.

Sukhoi T-50 bay biểu diễn tại MAKS 2011

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại