Chưa thể hoạt động
Theo nguồn tin trên, Trung Quốc đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện phiên bản thử nghiệm đối với các nguyên mẫu tiêm kích tàng hình J-20.
Qua những bức ảnh gần đây được công bố cho thấy, chiếc J-20 mang số hiệu 2013 đã tiến hành rất nhiều động tác cơ động ở tầng thấp, cho thấy tính năng của J-20 đã tương đối hoàn thiện.
Khi trả lời Đài truyền hình Bắc Kinh về vấn đề khi nào tiêm kích này chính thức đi vào hoạt động, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Tâm Chi cho rằng, J-20 hiện nay sử dụng động cơ phiên bản thay thế, không nhất thiết phải đi vào hoạt động trong 2 năm tới.
Vị chuyên gia này cho rằng, căn cứ vào những hình ảnh gần đây về J-20 được công bố cho thấy, góc độ bay nghiêng tầng trời thấp của J-20 tương đối hiếm thấy, có thể nhìn rõ đặc bộ phận đầu máy bay, bao gồm các chi tiết như bố cục lồng radar, khoang lái và cánh mũi.
Theo nội dung bài viết, sau khi hoàn thành giai đoạn loại bay thử, một loại máy bay chiến đấu mới sẽ bàn giao cho quân đội - quá trình này cần thời gian 5 - 6 năm.
Chiến đấu cơ J-20 phải chăng đưa vào hoạt động trong 2 năm tới? Tống Tâm Chi chỉ ra, động cơ đang được J-20 sử dụng là động cơ phiên bản thay thế, chỉ có thể đạt tính năng toàn bộ của giai đoạn bay thử.
Do vậy, muốn phát huy đầy đủ tính năng của máy bay này thì phải đổi lắp động cơ tốt hơn.
Tống Tâm Chi cho rằng, chỉ khi nào nghiên cứu chế tạo động cơ thành công, trang bị cho máy bay tiến hành bay thử mới là khởi đầu cho thành công toàn diện của máy bay thế hệ thứ tư Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, mặc dù Trung Quốc đã giành được tiến bộ rất lớn, nhưng vẫn không thể "vui quá quên hết tất cả".
Những thành quả này vẫn chỉ là trình độ giai đoạn sơ cấp, J-20 bay thử cần tiến hành chuẩn bị tốt để ứng phó đầy đủ với các khó khăn, cần bình tĩnh ứng xử.
Tiêm kích J-20 số hiệu 2015.
Nguyên nhân
Dù đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến J-20 chưa thể hoạt động trong 2 năm tới, tuy nhiên theo nhận định của Thời báo Hoàn Cầu, ngoài vấn đề về động cơ, J-20 hiện tồn tại một số điểm yếu nữa cần vượt qua trước khi được đưa vào hoạt động chính thức.
Đầu tiên, đó chính là động cơ hàng không trang bị trên J-20. Trung Quốc hiện tại vẫn chưa có khả năng thiết kế và sản xuất động cơ đủ mạnh mẽ cho các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Vì vậy, mẫu thử J-20 vẫn sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Tuy nhiên, các phi công lái J-10 mẫu máy bay sử dụng động cơ AL-31F của Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều tai nạn do tính thiếu tin cậy của loại động cơ này.
Ngoài ra, nếu Không quân Trung Quốc tiếp tục dựa vào các động cơ của Nga, lực lượng này sẽ không bao giờ có thể vận hành các máy bay chiến đấu mà không bị ảnh hưởng từ Moscow.
Tờ báo này cho rằng Trung Quốc nên tự thiết kế động cơ của mình bằng cách học tập công nghệ Nga. Tất nhiên, quá trình này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và các khoản đầu tư đáng kể.
Điểm yếu tiếp theo của J-20 nằm ở thiết kế của loại máy bay này. Khi vùng bụng máy bay được thiết kế khá lớn để có thể mang theo nhiều loại vũ khí thì vùng cánh lại được thiết kế quá nhỏ. Thiết kế này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tàng hình và tính cơ động của J-20.
Ngoài ra, việc 2 động cơ của J-20 nằm quá gần nhau có thể gây nguy hiểm khi máy bay bay ở tốc độ cao.
Như vậy, có thể nói J-20 vẫn còn một quãng đường khá xa trước khi được đưa vào sử dụng. Các quốc gia phương Tây cần từ 5-8 năm nghiên cứu thử nghiệm mới có thể đưa máy bay vào hoạt động chính thức.
Vì vậy, Trung Quốc có lẽ cũng cần khoảng thời gian tương tự, thậm chí là lâu hơn, Thời báo Hoàn Cầu nhận định.
>>> Trung Quốc hạ thủy tàu Type 056, thể hiện lo ngại với tàu ngầm láng giềng