Vì sao có huyền thoại Không quân Việt Nam được trang bị MiG-23?

Quân sự |

Máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23 mặc dù được một vài nguồn nước ngoài nhận định là có trong biên chế của Không quân Việt Nam nhưng thực tế có phải như vậy?

Sau khi ban biên tập đưa ra câu hỏi đã có khá nhiều ý kiến bình luận của bạn đọc, trong đó, tuyệt đa số đều cho rằng Không quân Việt Nam không có MiG-23 trong biên chế.

Điều này cũng tương đồng với nhận định của nhiều trang quốc phòng uy tín, ví dụ như SIPRI.

Tuy nhiên, cũng có 1 ý kiến cho rằng, Việt Nam có MiG-23 từ năm 1972. Độc giả gửi ý kiến này dẫn nguồn từ một cuốn sách. Chúng tôi đã liên hệ với độc giả để có thêm thông tin về cuốn sách này.

Hiện tại, xét trên mức độ thu thập thông tin, chúng tôi quyết định trước mắt sẽ trao thưởng 100.000 đồng cho độc giả Đỗ Minh Đức, người có bình luận thú vị và được nhiều ý kiến đồng thuận nhất về chủ đề này.

Nội dung phần trả lời của bạn Đỗ Minh Đức:

Không quân việt nam từ khi thành lập (24/01/1959) chưa mua và đưa vào biên chế máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe Mig 23. Vậy vì sao nước ngoài lại cho rằng Không quân Việt Nam được trang bị tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23?

Có lẽ họ đã nhầm những chiếc MiG-23 của Liên Xô đóng tại Cam Ranh là của Việt Nam, do trong khoảng thời gian này Liên Xô luôn triển khai tại đây ít nhất một phi đội MiG-23.

Máy bay trong biên chế không quân việt nam luôn có số hiệu 4 chữ số nhưng 1 số bức ảnh nguồn nước ngoài MiG-23 số hiệu lại chỉ có 3 chữ số.

Sau năm 1975 việt nam đã thực hiện quá trình hiện đại hóa không quân. Thời kỳ này, trang bị của KQNDVN chủ yếu là mua với giá ưu đãi từ Liên Xô và các chiến lợi phẩm được đắp đổi, nhằm thay thế dần số MiG-17 và MiG-19 đã quá cũ.

Mô hình tổ chức Quân chủng Không quân riêng biệt áp đặt theo mô hình tổ chức của Liên Xô, vốn có lãnh thổ rộng lớn và tiềm lực quân sự mạnh, không phù hợp với đặc thù Việt Nam, có lãnh thổ nhỏ hẹp và tiềm lực quân sự yếu.

Từ giữa thập niên 1980, do sự sụp đổ của khối Đông Âu, những ưu đãi về mua sắm trang thiết bị không còn, cộng với các máy bay chiến lợi phẩm không có phụ tùng thay thế do bị cấm vận, rất nhiều máy bay bị thải loại hoặc nằm im do không có phụ tùng thay thế.

Không quân Việt Nam cố gắng duy trì hoạt động bằng cách mua lại với giá rẻ các máy bay MiG-21 hoặc Su-22 đã qua sử dụng từ các nước Đông Âu đang chuyển sang gia nhập khối NATO.

Cộng với quan điểm của nhà nước ta là tiến thẳng lên hiện đại của lực lượng Không quân nên Việt Nam đã chọn máy bay thế hệ 4 (Su-27SK/UB ) thay cho máy bay thế hệ thứ 3 như MiG-23.

Cuối cùng có thể khẳng định lại việc một vài nguồn nước ngoài nhận định MiG-23 là có trong biên chế của Không quân Việt Nam là hoàn toàn chỉ đựa trên nhận định chủ quan mà không tìm hiểu kĩ mọi việc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại