Vì sao Ấn Độ vẫn muốn hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga hơn Mỹ?

Quang Minh |

(Soha.vn) - Ấn Độ muốn thông qua hợp tác sản xuất T-50 để thực hiện bước nhảy về trình độ khoa học công nghệ công nghiệp quân sự.

 

Từ lâu, Nga và Ấn Độ đã hợp tác rất chặt chẽ về quân sự, vũ khí Nga chiếm 71% tổng số lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ, vũ khí trang bị Nga xuất khẩu cho Ấn Độ có chủng loại nhiều, lượng lô lớn, điều kiện chuyển nhượng công nghệ ưu đãi.

 

Tiêm kích Su-30MKI do Nga chế tạo trong biên chế của Không quân Ấn Độ

 

Căn cứ vào chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự 2011-2020 Ấn-Nga, mấy năm tới Nga vẫn sẽ là nhà cung ứng vũ khí trang bị lớn nhất của Ấn Độ, trong đó có T-50.

Ngay từ năm 2000, Nga-Ấn đã bắt đầu tiến hành tiếp xúc về việc hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Lãnh đạo công ty Sukhoi, ông Pogosyan từng cam kết với Ấn Độ rằng, tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ mới do Nga nghiên cứu chế tạo sẽ tương đương F-22 Raptor của Mỹ.

 

Tiêm kích Su-30MKI do Nga chế tạo trong biên chế của Không quân Ấn Độ

 

Ấn Độ tuy không có thực lực độc lập phát triển máy bay chiến đấu hạng nặng, nhưng muốn tận dụng khó khăn kinh tế và thực lực công nghệ của Nga, thông qua bỏ vốn đầu tư để sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cùng công nghệ của nó, từ đó thực hiện bước nhảy về trình độ khoa học công nghệ trong công nghiệp quân sự của Ấn Độ.

Trước đây, trong hợp tác máy bay chiến đấu Su-30MKI với Ấn Độ, công ty Sukhoi đã được hưởng lợi từ hợp tác quốc tế.

Vì vậy, hai nước đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận trong vấn đề hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới.

 

Tiêm kích Su-30MKI do Nga chế tạo trong biên chế của Không quân Ấn Độ

 

Căn cứ vào hợp đồng ký kết tháng 12/2010, Nga-Ấn sẽ hợp tác phát triển 250-300 máy bay T-50, chi phí nghiên cứu chế tạo cần thiết do hai nước chia đều.

Ấn Độ khao khát dùng T-50 thay thế cho MiG-29 và Su-30MKI hiện có. Đối với Nga, nắm được đối tác Ấn Độ cũng có thể giúp họ sớm trang bị T-50 cho quân đội.

Tuy nhiên, hợp tác Nga-Ấn hoàn toàn không thuận lợi như dự kiến.

 

Ấn Độ hợp tác với Nga thực hiện dự án chế tạo máy bay tàng hình dựa trên nền tảng T-50

 

Những năm gần đây, hai bên đã xảy ra nhiều lần tranh cãi về các vấn đề như giá cả, chất lượng kỹ thuật, thời hạn bàn giao và dịch vụ hậu mãi vũ khí trang bị, thậm chí để xảy ra rất nhiều chương trình gặp phải trở ngại, đặc biệt giao dịch tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (INS Viramaditya) là có tính đại diện nhất.

Nhìn vào tình hình hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu T-50 giữa Nga-Ấn, con đường cũng không bằng phẳng, có những lý do sau:

Thứ nhất, Không quân Nga cần một loại máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi, trong khi đó Không quân Ấn Độ lại muốn phát triển máy bay 2 chỗ ngồi dùng cho nhiệm vụ huấn luyện và đặc biệt.

 

Ấn Độ hợp tác với Nga thực hiện dự án chế tạo máy bay tàng hình dựa trên nền tảng T-50

 

Ngoài ra, Quân đội Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị 40 máy bay chiến đấu có thể tiến hành tấn công hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân cho không quân nước này.

Mặc dù khi thiết kế T-50 phiên bản 1 chỗ ngồi, đã đưa ra tính toán về phiên bản 2 chỗ ngồi trên các mặt như trọng lượng, thiết kế khí động học, nhưng loại máy bay hai phiên bản và nghiên cứu chế tạo máy bay có khả năng tấn công hạt nhân sẽ làm cho Nga đảm đương lượng công việc quá mức, tăng chi phí nghiên cứu phát triển.

Căn cứ vào kinh nghiệm Nga nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu trước đây, toàn bộ chi phí nghiên cứu chế tạo chương trình T-50 có thể lên tới 5-7 tỷ USD, hơn nữa có xu thế “càng nghiên cứu càng đắt”.

 

Tiêm kích F-35 cất, hạ cánh thẳng đứng của Thuỷ quân lục chiến Mỹ

 

Hiện nay, truyền thông Ấn Độ đã bắt đầu phàn nàn rằng, đây có thể tiếp tục là một chiếc “động không đáy” nuốt lấy kinh phí quân sự của Ấn Độ.

Thứ hai, quyền chủ đạo công nghệ và tiến độ hoàn toàn do công ty Sukhoi kiểm soát, trên thực tế Ấn Độ đã trở thành chiếc máy rút tiền (ATM).

Mặc dù Công ty TNHH hàng không HAL Ấn Độ muốn tham gia thiết kế và chế tạo T-50 và phụ trách thiết kế bộ kiện vật liệu composite và các thiết bị điện tử như hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và màn hình hiển thị ở buồng lái, nhưng một khi hai bên xảy ra mâu thuẫn, Ấn Độ vẫn không có quyền phát ngôn về công nghệ.

Hiện nay, phía Ấn Độ hoàn toàn không hài lòng với tính năng của hệ thống điện tử do Nga chế tạo, nhưng lại bất lực – đây chính là một minh chứng điển hình.

Ngoài ra, khi hợp tác với nước khác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới, Nga tất yếu phải giấu đi công nghệ tiên tiến nhất.

 

Tiêm kích F-35 cất, hạ cánh thẳng đứng của Thuỷ quân lục chiến Mỹ

 

Vì vậy, Ấn Độ không thể giành được công nghệ lõi tiên tiến thực sự của Cục thiết kế Sukhoi, điều này không khỏi đi ngược lại mong muốn ban đầu của Ấn Độ trong hợp tác với Nga về chương trình T-50.

Thứ ba, để giành lấy thị trường vũ khí Ấn Độ, gần đây Mỹ cũng tung ra “mồi nhử” máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Ấn Độ, đề nghị Ấn Độ mua máy bay F-35 phiên bản hải quân. Điều này chắc chắn sẽ phủ bóng đen lên hợp tác nghiên cứu chế tạo T-50 giữa Nga-Ấn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ vẫn coi Nga là đối tác tin cậy hơn cả khi hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại