Tuy nhiên, nội dung chi tiết của dự luật này vẫn chưa được tiết lộ. Ngoài ra, dự luật còn được trình lên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia, cũng như Ủy ban Ngân sách.
Dự luật về việc khôi phục vị thế cường quốc hạt nhân của Ukraine đã được để xuất tại Quốc hội nước này. Ảnh: RIA Novosti
Được biết Ukraine từng là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng nước này đã quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo về an ninh từ Mỹ, Nga, Anh vào năm 1996.
Đảng Svoboda tham gia liên minh cầm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2014 và được cho là có liên hệ đến nhóm cực hữu Right Sector.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, một quan chức quân sự của NATO cho biết khối này tiếp tục phát hiện bằng chứng vũ khí vẫn được chuyển từ Nga vào Ukraine kể từ khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi tại miền Đông Ukraine hồi tuần trước.
Quan chức này nói: “Chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng về số lượng vũ khí được vận chuyển từ Nga vào Ukraine trong những tuần qua. Giờ đây chúng tôi vẫn nhận thấy động thái trên tiếp tục diễn ra kể từ sau thảm họa MH17 và điều này rất đáng quan ngại”.
Liên minh châu Âu cũng cảnh báo Nga phải ngăn hoạt động vận chuyển vũ khí qua biên giới hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn.
Trong khi đó, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho hay các tên lửa bắn hạ hai chiến đấu cơ Ukraine ở gần Dmitrovka, Donetsk, miền đông nước này có thể đã được phóng ra từ Nga.
Máy bay Su-25. Ảnh: Reuters
Theo thông tin điều tra sơ bộ, tên lửa bắn hạ hai chiến đấu cơ Su-25 ở độ cao 5.200 m. Quân đội Ukraine cho rằng lực lượng ly khai ở Donetsk và Lugansk không thể có có các loại vũ khí đủ sức bắn hạ Su-25. Andrey Lysenko, phát ngôn viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, khẳng định những chiếc máy bay Su-25 bị bắn hạ một cách chuyên nghiệp và "bọn khủng bố không có những chuyên gia có thể làm điều này".