UAV tầm xa Việt Nam: Giao hội ý tưởng và công nghệ Đông-Tây

Tâm Minh |

Mẫu UAV tầm xa này là một bước tiến vượt bậc ít ai ngờ tới về công nghệ hàng không nước ta. Đó là thành quả hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Belarus trong thời gian hơn 5 năm.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố Dự án máy bay không người lái (UAV) trinh sát tầm xa, nhân dịp Giáo sư - Viện sĩ Gusakov, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Belarus sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đây quả là một bước tiến vượt bậc về kỹ thuật công nghệ hàng không của nước ta mà ít ai ngờ tới. Đó là thành quả hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Belarus trong thời gian hơn 5 năm…

Thật vậy, các chương trình UAV của Việt Nam luôn chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ các mẫu thiết kế ý tưởng đến từ Belarus.

Ngay khi Công ty Viettel trình làng máy bay VT-Patrol, là một mẫu UAV trinh sát tầm trung, những người am hiểu về lĩnh vực này đều nhận ra đây là mẫu máy bay chịu nhiều ảnh hưởng từ mẫu máy bay Grif-2 của Công ty Agat, Belarus.


Mẫu UAV nội địa VT-Patrol của Viettel.

Mẫu UAV nội địa VT-Patrol của Viettel.

 


Mẫu UAV của Công ty AGAT, Belarus mang mã GRIF-100E.

Mẫu UAV của Công ty AGAT, Belarus mang mã GRIF-100E.

Lần này cũng vậy, khi các hình ảnh đầu tiên về mẫu UAV tầm xa HS-6L được công bố, chúng ta dễ dàng nhận ra các điểm tương đồng chủ yếu giữa mẫu thiết kế này với mẫu Grif-K của Nhà máy 558 Belarus

Đó là, sự giống nhau về cách thiết kế khí động học phần thân chính, kết cấu đỡ cánh đuôi ngang và kết cấu cánh của 2 mẫu máy bay. Tuy nhiên, GRIF-1 là mẫu UAV tầm trung có khối lượng cất cánh 500kg và thời gian bay không quá 8 giờ.

Do đó, mẫu máy bay này nhỏ hơn rất nhiều so với mẫu HS-6L có khối lượng cất cánh là 1.350kg và bay liên tục đến 35 giờ, mặc dù chịu ảnh hưởng về ý tưởng thiết kế. Chính vì thế, HS-6L phải dùng kết cấu càng đáp phức tạp hơn, dùng điểm tựa là kết cấu cánh.


Giải pháp bố trí càng đáp tương đồng với một loại UAV nổi tiếng của phương Tây.

Giải pháp bố trí càng đáp tương đồng với một loại UAV nổi tiếng của phương Tây.


Mẫu UAV Heron-1 của Công ty IAI, Israel.

Mẫu UAV Heron-1 của Công ty IAI, Israel.

Bên cạnh đó, loại càng đáp sử dụng cũng có điểm tương đồng với thiết kế của Công ty Aero Telemetry (Hoa Kỳ), đang được ứng dụng cho hầu hết các loại UAV hạng nhỏ và hạng trung của Mỹ, Israel và Tây Âu.

Đây là loại càng đáp đơn giản, nhẹ, chịu tải đến 1.250kg mỗi cái và vận hành rất tin cậy.

Tuy nhiên, các nhà thiết kế Việt Nam lại chọn giải pháp cánh đuôi ngang của HS-6L tương đồng với một loại UAV khác của Israel là Aerostar.


Mẫu UAV Aerostar của Tập đoàn IAI, Israel.

Mẫu UAV Aerostar của Tập đoàn IAI, Israel.

Theo thông tin công bố, UAV HS-6L của Việt Nam dùng động cơ Rotax 914 của Hãng BRP-Powertrain của Áo sản xuất. BRP-Powertrain là một nhánh sản xuất máy động lực của Tập đoàn sản xuất máy bay và xuồng cao tốc nổi tiếng Bombardier Recreatonal Product.

Đây là loại động cơ lắp trên rất nhiều loại UAV của phương Tây như MQ-1 Predator, Heron và trên 60 loại máy bay khác nhau. Như vậy, đây là loại động cơ rất đáng tin cậy, dồi dào phụ tùng thay thế, dễ bảo dưỡng.

Với khối lượng cất cánh chỉ 1.350kg nhưng sải cánh đến 22 mét, HS-6L chắc hẳn phải sử dụng nhiều vật liệu mới, nhất là composite để giảm tối đa trọng lượng bản thân nhằm tăng tải hữu ích.

Đây là loại vật liệu chế tạo hàng không tiên tiến, chỉ mới được ứng dụng vào công nghiệp hàng không phương Tây trong vài chục năm trở lại đây.


Thân và cánh VT-Patrol dùng vật liệu composite.

Thân và cánh VT-Patrol dùng vật liệu composite.

Tuy nhiên, các đơn vị kỹ thuật hàng không Việt Nam không còn xa lạ với loại vật liệu nhẹ và bền này. Chúng ta cũng đã ứng dụng thành công vật liệu này trên mẫu UAV VT-Patrol của Viettel.

Sự giao hội công nghệ Đông - Tây trên một mẫu UAV nội địa chứng tỏ rằng các nhà thiết kế Việt Nam và Belarus đã chọn ra những giải pháp tốt nhất để sản xuất một mẫu máy bay không người lái do thám tầm xa đầu tiên của cả hai nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại