Trung Quốc ngừng sử dụng hàng loạt pháo chống tăng tự hành

Anh Tuấn |

Theo thông tin từ báo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, lực lượng này sẽ ngừng sử dụng hàng loạt pháo tự hành chống tăng Type 89 (có tên gọi khác là PTZ89).

Báo PLA Daily đã đăng tải ảnh chụp 18 khẩu pháo tự hành có hình dáng giống xe Type 89 đang rời khỏi căn cứ quân sự của Quân đoàn số 39 trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Thẩm Dương. Báo này cũng cho biết lễ bãi bỏ loại vũ khí này được tổ chức vào ngày 3/11.

Pháo tự hành Type 89 của Trung Quốc đã bị ngừng sử dụng chỉ sau 26 năm hoạt động.
Pháo tự hành Type 89 của Trung Quốc đã bị ngừng sử dụng chỉ sau 26 năm hoạt động.

Pháo tự hành Type 89 được đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc vào năm 1989. Từ năm 1989 đến năm 1995, khoảng 100 xe đã được sản xuất. Xe có một khẩu pháo 120 mm/L50, cùng với thiết bị nạp đạn pháo bán tự động.

“Với tính cơ động cao và được trang bị các thiết bị hiện đại, pháo tự hành Type 89 có thể dễ dàng xuyên phá xe tăng địch với khẩu pháo 120 mm”, Đại tá Wang Kai, một chuyên gia lục quân thuộc Học viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của Type 89 là tầm bắn của pháo khá ngắn.

Thêm nữa, pháo tự hành có lớp thiết giáp mỏng (chưa đến 50 mm), và do đó nó chỉ có thể bảo vệ được mình trước các loại vũ khí hạng nhẹ cũng như các mảnh pháo, chứ không thể sống sót khi bị bắn trực diện.

Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng của Type 89 khá cao và ứng dụng của loại khí tài này khá hạn hẹp.

Theo ông Wang, xe Type 89 được “đưa vào sử dụng trong quân đội vào đầu thập niên 1990 để bù đắp những thiếu sót trong khả năng chống tăng của Trung Quốc tồn tại từ những năm 1970 và 1980”.

“Nhờ có 20 năm đổi mới, lực lượng tăng thiết giáp của Trung Quốc đã có nhiều loại xe tăng hiện đại được trang bị các loại pháo cỡ nòng lớn, và khiến cho các loại pháo tự hành chuyên biệt như Type 89 sẽ không còn được sử dụng nữa”, ông Wang nói thêm.

Vào cuối thập niên 1970, quân đội Trung Quốc tin rằng các loại trực thăng chiến đấu được trang bị tên lửa chống tăng là vũ khí tốt nhất chống lại xe tăng, và đây cũng là điều mà Mỹ rút ra được trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất.

Ông Wang thừa nhận rằng “tên lửa chống tăng và trực thăng thể hiện xu hướng mới trong các chiến dịch chống tăng. Chúng có thể trở thành một tổ hợp tiêu diệt xe tăng rất hiệu quả”.

Quân đội Trung Quốc vẫn đang tiếp tục chế tạo tên lửa chống tăng HJ-10, có thể sử dụng với các trực thăng chiến đấu WZ-10 và WZ-19 và được coi là một trong những loại vũ khí chống tăng hiệu quả nhất của thế kỷ 21.

Tên lửa HJ-10 được cho là tương đương với tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire do Mỹ sản xuất.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại