Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc hôm nay 7/1cho biết: “Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sun-jin và Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đã có cuộc hội đàm trực tiếp vào chiều qua để thảo luận kế hoạch triển khai các khí tài chiến lược của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên”. Trong ảnh: Pháo đài bay B-52
Hàn Quốc nhấn mạnh về kế hoạch triển khai vũ khí chiến lược Mỹ trong đó bao gồm máy bay ném bom B-52, Tiêm kích tàng hình F-22, tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh: B-52 ném bom của Mỹ.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ có sức chứa 27 tấn (60.000 lb) bom (gồm cả bom hạt nhân), tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và mìn bay xa 7.210km (bán kính tác chiến), tốc độ bay 1.000km/h, trần bay đạt 17.000m.
Tuy nhiên, quan chức trên cho biết hiện hai bên vẫn chưa thống nhất kế hoạch cụ thể như thời điểm triển khai, và vẫn đang cân nhắc một số phương án.
Trong ảnh: Pháo đài bay B-52 từng mang vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chỉ được dùng để thả các vũ khí quy ước trong các cuộc chiến tranh thực tế.
F-22 cũng tiếp tục là tiêm kích dự kiến được Mỹ điều tới Hàn Quốc trong lần này. F-22 từng được tới Hàn Quốc tham gia tập trận nhằm đáp ứng mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên năm 2013.
F-22 Raptor hội tụ những tinh hoa công nghệ hàng không tối tân nhất thế giới và được xem là kiệt tác của những nhà thiết kế Mỹ. Trong ảnh F-22 đang thử nghiệm thả bom thông minh JDAM.
Toàn bộ những công nghệ được trang bị cho F-22 đều tập trung vào nhiệm vụ không đối không. Tuy vậy, F-22 cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Chưa có thông tin chính xác song tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ có lẽ sẽ là vũ khí được điều tới bán đảo Triều Tiên lần này. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.
Tàu ngầm mang năng lượng hạt nhân lớp Ohio (SLBM) Trident II D5 việc có thiết kế dài 185m, đường kính thân 13m, lượng giãn nước khi lặn 20.810 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ. Trong ảnh: Cấu trúc bên trong của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio (SLBM) Trident II D5 mang theo được 16 tên lửa đạn đạo phóng ống phóng 14 mét, các tàu ngầm thay thế Ohio còn có khả năng tàng hình và phòng thủ hạt nhân công nghệ cao. Tàu này còn chứa ngư lôi Mark 48 với thủy thủ đoàn 155 người. Ảnh: Cấu tạo chung tên lửa đạn đạo tầm xa Trident II D5
Ngoài khả năng điều động lại các vũ khí chiến lược đó, Washington được cho là đang thảo luận việc tái triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD tới Hàn Quốc.
Đây là một động thái mà Trung Quốc kịch liệt phản đối. Trong ảnh: Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Hình vẽ mô phỏng các giai đoạn trong một cuộc đánh chặn tên lửa của hệ thống THAAD. Đồ họa: Richardcyoung.com
Để đánh chặn 1 quả tên lửa thông thường phải cần đến 2 đạn tên lửa THAAD, tỷ lệ đánh chặn của một đạn THAAD khoảng 70%, nếu phóng 2 đạn THAAD thì tỷ lệ thành công sẽ được nâng lên 90%.
Việc Washington triển khai vũ khí nằm trong thỏa thuận sẵn sàng hỗ trợ Seoul của Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước. Tuy nhiên, Reuters nhận định, nhiều chuyên gia thế giới quan ngại lần triển khai vũ khí này sẽ làm bàn đạp và là cái cớ để Mỹ hiện diện quân sự trên bán đảo Triều Tiên và đặc biệt là áp sát Trung Quốc hơn.
Trong ảnh: THAAD với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Reuters hôm 7/1 cũng cho hay, Hàn Quốc và Mỹ đang nhắm tới một cuộc triển khai vũ khí chiến lược đến bán đảo Triều Tiên nhằm đối phó với Bình Nhưỡng chỉ 1 ngày sau khi nước này công bố thử thành công bom hạt nhân. Trong ảnh: Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)
Reuters dẫn lời Anthony Cordesman-một chuyên gia chính sách quốc phòng ở trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đóng tại Washington nhận định:
“Bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào ở bán đảo Triều Tiên, hay bất cứ phản ứng quá trớn nào của các bên cũng sẽ dễ dàng dẫn đến không chỉ xung đột giữa hai miền Triều Tiên mà còn kéo cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản vào một cuộc đối đầu”. Trong ảnh: Hệ thống THAAD