Thông tin trên được tờ The Times of India ngày 3/12 cho hay, Trung Quốc vừa đạt được một thỏa thuận cung cấp cho Hải quân Bangladesh 2 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636 mà Bắc Kinh mua từ Nga.
Theo nguồn tin trên, 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 mà Trung Quốc bán lại cho Bangladesh có số thân tàu lần lượt là 374 và 375 (số hiệu 01701 và 01702). Cả hai tàu ngầm Kilo này đều được nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk của Nga chế tạo vào năm 2002 theo một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Dự án 636 cho Trung Quốc. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Cả 2 tàu ngầm Kilo trên đã được Nga bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 12/2005 và mùa hè năm 2006. Nhưng sau một thời gian hoạt động từ đó tới nay, Trung Quốc đã quyết định bán lại 2 tàu ngầm Kilo này cho Hải quân Bangladesh. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Việc Trung Quốc bán 2 chiếc tàu ngầm cho Bangladesh được các chuyên gia đánh giá có nhiều động cơ khác nhau. Theo đó, mục đích đầu tiên nhằm lôi kéo Bangladesh trở thành đồng minh thân cận từ đó tạo nên sức ép nhất định đối với Ấn Độ. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Đồng thời, đây cũng có thể là hành động “chơi khăm“ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp đóng tàu Nga nói chung và công nghiệp quốc phòng Nga nói riêng, bởi mới đây, Hải quân Bangladesh thông báo rằng họ có kế hoạch mua 2 tàu ngầm mới để tăng cường sức mạnh trên vịnh Bengal. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Tàu ngầm Kilo dự án 636 có lượng giãn nước toàn tải dưới mặt nước tới 4.000 tấn, tốc độ 20 hải lý/h, có thể hoạt động ở độ sâu từ 240-300m, có khả năng hoạt động liên tục trong khoảng 45 ngày với biên chế 52 thuỷ thủ đoàn. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Điểm mạnh của tàu ngầm Kilo là khả năng di chuyển với tốc độ cao cả khi nổi và khi chìm dưới nước. Về trang bị vũ khí, tàu ngầm Kilo thiết kế với 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cùng cơ số 18 quả ngư lôi các loại (bố trí 6 quả sẵn trong ống phóng) và 12 quả dự trữ. Các ống phóng ngư lôi này cũng được sử dụng để bắn các loại mìn chống tàu chuyên dụng với 24 quả được đặt sẵn trong khoang. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Với sức mạnh của bộ đôi tàu ngầm này mang lại, Ấn Độ cảm thấy lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là Bangladesh cần mua tàu ngầm để làm gì, tại sao chính phủ lại quyết định mua khi tình hình chính sự ở nước này không ổn định. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
“Chúng tôi nghi ngờ rằng đây là chiêu thức để các tàu ngầm của Trung Quốc xâm nhập vào vùng lãnh hải Ấn Độ ở vịnh Bengal. Phải chăng Trung Quốc đang muốn sự hiện diện hải quân của họ hùng mạnh hơn trong khu vực“, một quan chức hải quân cao cấp của Ấn Độ nói. (Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo Trung Quốc)
Tại thời điểm này, Ấn Độ thực sự vẫn chưa chuẩn bị gì để có thể ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra ở vùng vịnh Bengal do thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn tin trên cho biết thêm. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ đã lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại vùng biển này.