Tiêm kích Su-35 - Nhiều nước thèm muốn, Việt Nam sắp quyết?

Bình Nguyên |

Liệu dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 với nhiều tính năng tiệm cận với máy bay thế hệ 5 có về với đội Việt Nam, khi đã được nghiên cứu khá kỹ từ lâu?

Su-35 - Nhiều nước thèm muốn

Kênh truyền hình Russia-24 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, máy bay chiến đấu Su-34 và Su-35 là niềm tự hào của Các lực lượng vũ trang Nga và các quốc gia nước ngoài đang "xếp hàng" để mua các loại máy bay này.

Thật vậy, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên của dòng tiêm kích chiến ưu thế trên không Su-35 thế hệ 4++. Không bõ công họ "vật nài" mua bằng được, chấp nhận giá cao, số lượng lớn theo yêu cầu của phía Nga đưa ra.

Thông tin mới nhất cho thấy, rất có thể vào Quý IV năm 2016 này, lô máy bay Su-35 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho phía Trung Quốc.

Được biết, đơn giá "tính đúng, tính đủ" cho mỗi chiếc Su-35 mà Bắc Kinh "cắn răng" chi ra có thể lên tới xấp xỉ 120 triệu USD. Mức giá này đã bao gồm máy bay, vũ khí, huấn luyện đào tạo và phương tiện kỹ thuật đi kèm. Riêng máy bay rơi vào tầm 85 triệu USD/chiếc.


Su-35 mang được hầu hết những vũ khí hiện đại nhất của máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK-FA.

Su-35 mang được hầu hết những vũ khí hiện đại nhất của máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK-FA.

Danh sách khách hàng tiềm năng của Su-35 đang ngày càng được nối dài, theo Lenta.ru, ngoài Trung Quốc, còn có Pakistan, Brazil, Việt Nam, Venezuela và Indonesia đang đánh giá kỹ lượng dòng máy bay này.

Với Việt Nam, để đáp ứng định hướng "tiến thẳng lên hiện đại", nhu cầu mua máy bay tiêm kích thế hệ mới đang lớn dần lên, nhất là sau khi MiG-21 chính thức nghỉ hưu còn Su-22 dù vẫn bay tốt nhưng cũng đã sang tuổi "xế chiều", cần được thay thế trong thời gian tới.

Khi mà có nhiều thông tin đan xen rằng Việt Nam có thể sẽ mua máy bay chiến đấu phương Tây, rồi MiG-35 và Su-30SM của Nga, vậy cơ hội dành cho Su-35 sẽ như thế nào?

Thuận lợi không ít....

Thứ nhất, Nga đã bật đèn xanh. Đích thân Đại sứ Nga tại Việt Nam, ông Konstantin Vasilievich Vnukov đã tuyên bố: "Việc các bạn lựa chọn vũ khí nào là quyền quyết định của các bạn. Tôi vẫn thiên về một tương lai tươi sáng cho sự hiện diện của vũ khí Nga ở Việt Nam".

Như vậy, với Việt Nam, phía Nga không chủ động tạo ra bất kỳ "vùng cấm" hay "hạn chế" nào, mọi việc chủ yếu phụ thuộc vào kế hoạch, tiến độ hiện đại hóa quân đội và nhất là điều kiện kinh tế cho phép đến đâu mà thôi.

Thứ hai, tính năng tuyệt hảo của Su-35. Đây là điều không chỉ người nhà, tức các chuyên gia Nga, mà chính các chuyên gia quân sự, đặc biệt là các chuyên gia vũ khí hàng không phương Tây đều thừa nhận một cách hết sức tự nguyện.

Do dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 có nhiều tính năng tiệm cận với máy bay thế hệ 5 đã có nhiều bài viết phân tích rất sâu về các đặc tính kỹ thuật của chúng, nên trong phạm vi bài viết này không đề cập tới khía cạnh đó.

Thứ ba điểm sáng KNAAPO. Như đã biết, toàn bộ các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam đều do Liên hiệp Chế tạo máy bay Thanh niên cộng sản bên bờ sông Amur mang tên Y.A. Gagarin (KNAAPO) sản xuất và cung cấp.

Có thể khẳng định đây là đối tác hết sức tin cậy của Việt Nam

Thứ tư, phi công Việt Nam có thể bay tốt mọi loại máy bay, kể cả Su-35. Chính Sergei Bogdan, phi công thử nghiệm số 1 của Nga đã khẳng định "Phi công Việt Nam là những người sáng tạo nhất mà tôi được làm việc cùng".

Do đó, không phải nghi ngờ gì về khả năng làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại của những phi công Việt Nam.


Tướng Võ Văn Tuấn (khi còn là Phó Tư lệnh TMT) cùng đoàn cán bộ Quân chủng PK-KQ trên buồng lái chiếc Su-35 số hiệu 902 tại Triển lãm hàng không MAKS-2011.

Tướng Võ Văn Tuấn (khi còn là Phó Tư lệnh TMT) cùng đoàn cán bộ Quân chủng PK-KQ trên buồng lái chiếc Su-35 số hiệu 902 tại Triển lãm hàng không MAKS-2011.

Thứ năm, Việt Nam đã nghiên cứu kỹ Su-35. Thật vậy, việc nghiên cứu vũ khí trang bị mới của cả Nga và phương Tây là việc làm thường xuyên để cập nhật những xu hướng phát triển mới nhất về vũ khí, trang bị trên thế giới.

Qua đó, phục vụ mua sắm, tất nhiên, nhưng quan trọng hơn là để "biết địch, biết ta", sẵn sàng cho tình huống xấu nhất nếu có xảy ra.

Việc Nga chào bán Su-35 không có gì lạ, bởi lẽ Việt Nam là khách hàng luôn được ưu tiên. Đáp lại, phía Việt Nam cũng đã có những động thái nhất định.

Một đoàn cán bộ cấp cao của Quân chủng PK-KQ do Thượng tướng Võ Văn Tuấn (khi đó là Phó tư lệnh Quân chủng) dẫn đầu đã tới Thủ đô Moscow (Nga) tham dự Triển lãm Hàng không MAKS 2011 và nghiên cứu rất kỹ chiếc Su-35 số hiệu 902 trưng bày tại đây.

Các tài liệu về dòng máy bay này đã được tập hợp trước, trong và sau Triển lãm để đánh giá, việc mua sắm hay không cần phải có thời gian, không thể ngày một, ngày hai có thể ra quyết định ngay được.

... nhưng chưa hẳn đã "xuôi chèo mát mái"

Chắc hẳn mọi người đều biết, từ khâu nghiên cứu, đánh giá cho tới lúc ký hợp đồng mua sắm vũ khí thường mất vài năm, đôi khi lâu hơn. Thậm chí, có lúc tưởng chừng gần đến đích vẫn có thể bị thay đổi vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hãy đừng nhìn vào việc xem tận mắt, sờ tận tận tay để kết luận. Cái khó của Việt Nam chính là ngân sách, vấn đề "đầu tiên" luôn là rào cản lớn nhất.

Có rất nhiều ưu tiên khác nhau, Không quân dù được xác định tiến thẳng lên hiện đại nhưng ngay tại thời điểm này không thể dồn toàn lực, bởi hải quân, một số binh chủng, và sắp tới là lục quân cũng phải tiến lên, sẽ ngốn một lượng ngân sách khổng lồ.

Trong vài năm tới, nhu cầu của Việt Nam đối với máy bay tiêm kích đa năng tầm xa hạng nặng 2 chỗ ngồi vẫn còn, nhằm tăng cường khả năng chi viện biển đảo, san sẻ nhiệm vụ nặng nề vốn đang đặt lên các máy bay Su-30MK2.

Do vậy, Su-30SM có thể là lựa chọn tốt và thích hợp với Không quân Việt Nam trong vài năm tới. Còn Su-35 hẵng để "mai" tính!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại