1. Thế nào là vũ khí thông thường?
Theo các định nghĩa trong Hiệp ước về vũ khí thông thường ở Châu Âu ký tại Paris ngày 19/11/1990 giữa 16 nước NATO và 6 nước thành viên của Tổ chức hiệp ước Varshava và có hiệu lực từ ngày 19/11/1992 thì vũ khí thông thường gồm 5 loại sau: 1/ xe tăng; 2/ xe chiến đấu bọc thép; 3/pháo; 4/ máy bay chiến đấu và 5/ máy bay lên thẳng tấn công. (Theo nhiều chuyên gia quân sự thì cần phải tính đến cả các loại vũ khí khác như vũ khí chính xác cao, trong đó có tên lửa có cánh và bom hàng không có điều khiển..)
2. Cán cân lực lượng về vũ khí thông thường hiện tại
(Trong các bảng, có một số loại không phải là vũ khí thông thường, nhưng người viết vẫn để lại để có cái nhìn toàn cảnh hơn về tương quan lực lượng giữa Nga và các bên còn lại - số liệu lấy từ các nguồn công khai của Nga):
Hướng Nga- Trung Quốc
Lục quân. Ưu thế về sinh lực của Trung Quốc đối với Nga - 5 đến 7 lần, còn về vũ khí và trang bị kỹ thuật, xem bảng sau:
3. Nga đã và sẽ làm gi để phá vỡ thế mất cân băng đó?
Hiện giới lãnh đạo chính trị- quân sự Nga chưa có phản ứng gì trước những nhận xét “coi thường” trên của M.Dempsey.
Nhưng là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và ở vào vị trí địa - chính trị “tứ bề thọ địch” trong thế gần như đơn độc (kể từ thời M.Gorbachev đến thời D.Medvedev - do chính sách xích lại gần và nhượng bộ Phương Tây, Nga đã lần lượt mất nhiều đồng minh, NATO đã áp sát biên giới Nga), dĩ nhiên Nga đã và sẽ phải có các biện pháp để bảo đảm an ninh của mình. Có thể kể ra một số biện pháp sau đây:
1. Ngày 13/7/2007, Tổng thống Nga V.Putin đã tuyên bố Nga hoãn thi hành Hiệp ước về vũ khí thông thường tại Châu Âu ký năm 1990 như đã nói ở trên. Điều này có nghĩa là Nga chấm dứt việc thanh tra giám sát quân sự đối với nhau (giữa các nước tham gia Hiệp ước), cung cấp thông tin về việc di chuyển các đơn vị và phương tiện kỹ thuật quân sự trên vùng lãnh thổ Châu Âu của Nga và đặc biệt là không coi mình phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về trần (số lượng tối đa) các loại vũ khí thông thường.
(Theo Hiệp ước, Liên Xô có các trần là (tại Chấu Âu): xe tăng -13.150, xe chiến đấu bọc thép- 20.000, pháo cỡ nòng từ 100 mm trở lên- 13.175, máy bay chiến đấu- 5.150, máy bay lên thẳng tân công – 1.500. Đến ngày 01/01/2011, tại vùng lãnh thổ Châu Âu của mình, Nga có: xe tăng -3.660, xe chiến đấu bọc thép – 7.690, pháo có cỡ nòng từ 100 mm trở lên -4.634, máy bay chiến đấu- 1.542, máy bay lên thẳng tấn công -365).
2. Nga sẽ không tiếp tục cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược vì trong bối cảnh hiện nay, đây là công cụ chủ yếu để đảm bảo an ninh cho Nga. Không những thế, trong Học thuyết hạt nhân của Nga công bố năm 2010 có một điểm mới mang tính nguyên tắc - Nga dành cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trước để đáp trả một cuộc tấn công phi hạt nhân quy mô lớn vào Nga. (Xin được trình bày cụ thể ở một bài khác). Đây là một luận cứ khá thuyết phục đối với kẻ xâm lược tiềm năng. Đề nghị của tổng thống Mỹ B.Obama ngày 19/6 /2013 tại Berlin về việc Nga và Mỹ cùng cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược đã không được nước này chấp nhận.
3. Nga sẽ không cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến thuật, trừ khi Mỹ rút các vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi Châu Âu. Đây là công cụ chủ yếu đề bù đắp sự mất cân bằng về vũ khí thông thường của Nga, nhất là ở các khu vực phía Nam, phía Tây và Tây Bắc.
4. Nga cũng đang tính tới khả năng rút ra khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung (có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km) giữa Liên Xô và Mỹ do M.Gorbachev và R.Rigan ký ngày 8/12/1987. Cả D.Rogozin (Phó Thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng) lẫn đích thân Tồng thống V.Putin đã đều công khai đề cập đến vấn đề này. Việc rút ra khỏi Hiệp ước và tái phát triển tên lửa tầm trung sẽ tăng cường rất đáng kể tiềm lực quốc phòng của Nga (dĩ nhiên là sẽ có một số hệ lụy đi kèm).
5. Nga cũng sẽ đẩy mạnh việc hiện đại hóa một số loại vũ khí thông thường, thiết kế và sản xuất các loại vũ khí mới.
Tháng 6/2013, Bộ quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch hành động cụ thể đến 2020 với một mục tiêu đầy tham vọng nhưng được cho là khả thi: đến năm 2020, số vũ khí và trang bị kỹ thuật mới sẽ chiếm tới 70% tổng số lượng vũ khí và trang bị kỹ thuật trong biên chế trang bị , xin trích dẫn một số điểm trong kế hoạch đó :
- Tỷ lệ tàu ngầm hiện đại (so với tổng số) đến cuối năm 2014 là 47%, năm 2015-51% và đến năm 2020, con số này sẽ là 70%.
- Nga bắt đầu nghiên cứu chế tạo các tàu khu trục thế hệ mới thay thế các tàu dự án 956 (đang được đưa ra khỏi biên chế của Hải quân Nga). Công tác thiết kế, thử nghiệm sẽ được hoàn thành trước cuối năm 2018, việc sản xuất hàng loạt sẽ được tiến hành từ năm 2019.
- Số lượng máy bay quân sự mới đến năm 2017 sẽ chiếm 56% tổng số, còn máy bay lên thẳng – đến 76 %. Tỷ lệ máy bay chiến đấu mới sẽ đạt mức 70% như kế hoạch vào năm 2020.
- Đến năm 2015, việc thiết kế thử nghiệm các mẫu xe tăng mới sẽ được hoàn thành. Có thể sẽ thiết kế dựa theo mẫu xe tăng hiện đại nhất mới trình làng là “Armata” (Báo DVO đã bài về loại xe tăng này). Công tác trên đối với các mẫu mới xe chiến đấu bộ binh, xe chiến đấu bọc thép cũng sẽ được hoàn thành trong năm 2015.
- Ngoài việc thiết kế, sản xuất và trang bị các loại vũ khí mới, Nga cũng sẽ tiếp tục hiện đại hóa một khối lượng đáng kể các loại đang có trong biên chế. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có hơn 2.500 đơn vị vũ khí và trang bị kỹ thuật được hiện đại hóa và nói theo lời Gerasimov – Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Liên Bang Nga thì “ chúng có những tính năng kỹ- chiến thuật chủ yếu không thua kém các mẫu vũ khí- trang bị kỹ thuật hiện đại nhất”.
- Đến năm 2020, sẽ có 400 binh đoàn và đơn vị được trang bị vũ khí , trang bị kỹ thuật và trang bị kỹ thuật chuyên dụng mới .
Ngoài ra, Bộ quốc phòng Nga cũng đã công bố bản kế hoạch chi tiết về xây dựng lại hệ thống hạ tầng quân sự, cải tiến công tác huấn luyện tác chiến, tuyển quân…
Tất cả những biện pháp trên, dù rất tốn kém nhưng nói như I.Korotchenko- nhà phân tích quân sự, tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng” Nga thì “ – trong vòng 20 năm trở lại đây, chúng ta đã nợ Quân đội quá nhiều và đã đến lúc trả món nợ đó. Đấy (những biện pháp trên) còn chính là khoản đầu tư cho an ninh nước Nga trong tương lai” và lập lại thế cân bằng tổng thể về tiềm lực quân sự giữa Nga và các đối thủ tiềm năng.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!