Tên lửa xoàng của Nga diệt siêu tăng Mỹ

Dù được đánh giá là dòng tăng mạnh nhất của Mỹ, nhưng M1A1M Abrams vẫn dễ dàng bị tên lửa chống tăng không quá hiện đại của Nga hủy diệt tại Iraq.

Một trang tin của IS tại Iraq vừa cho đăng tải loạt hình ảnh các tay súng phiến quân IS bắn hạ thành công một chiếc xe tăng M1A1M Abrams của Quân đội chính phủ Iraq vào hôm 9/7 tại thành phố Baiji cách thủ đô Baghdad 200km về phía Bắc.

Theo thông tin được IS công bố, tay súng của lực lượng này đã sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng 9K129 Kornet-E do Nga sản xuất để phá hủy siêu tăng M1A1M Abrams do Mỹ chế tạo.

Một trang tin của IS tại Iraq vừa cho đăng tải loạt hình ảnh các tay súng phiến quân IS bắn hạ thành công một chiếc xe tăng M1A1M Abrams của Quân đội chính phủ Iraq vào hôm 9/7 tại thành phố Baiji cách thủ đô Baghdad 200km về phía Bắc.

Theo thông tin được IS công bố, tay súng của lực lượng này đã sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng 9K129 Kornet-E do Nga sản xuất để phá hủy siêu tăng M1A1M Abrams do Mỹ chế tạo.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với siêu tăng M1A1M của Mỹ khi theo số liệu được trang RIAN công bố hồi đầu năm 2015 cho biết trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1M (tương đương 4 trung đoàn) cho Sư đoàn 9 Quân đội Iraq.
Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của các tay súng IS phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc xe tăng M1A1M được mệnh danh là hiện đại bấc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1A1M, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng tên lửa chống tăng và súng phóng lựu do Nga, Trung Quốc sản xuất.

Theo nhận định của một số chuyên gia, việc xe tăng M1A1M được mệnh danh là hiện đại bấc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1A1M, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng tên lửa chống tăng và súng phóng lựu do Nga, Trung Quốc sản xuất.

Vì vậy, việc chính phủ Mỹ đồng ý bán bổ sung tăng M1A1M cho Iraq hồi đầu năm 2015 một mặt nhằm tăng cường sức mạnh cho lục quân nước này và tránh để tình trạng loại tăng này bị tuyệt chủng trong tay Quân đội Iraq.
Không chỉ có phương tiện quân sự Mỹ, chiến trường Iraq còn là mồ chôn với nhiều thiết bị quân sự Nga. Theo The Washington Times cuối năm 2014, trực thăng Mi-35 của Không quân Iraq đã bị các tay súng IS bắn hạ.
Tuy không khẳng định nhưng The Washington Times cho biết, căn cứ vào hình ảnh ăn mừng được IS công bố sau vụ bắn hạ chiếc Mi-35 có thể thấy, loại tên lửa mà IS sử dụng nhiều khả năng là tên lửa vác vai đối không tầm thấp FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất.
FIM-92 Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.

Tên lửa FIM-92 Stingerđược thiết kế cho các lực lượng mặt đất của Mỹ để tự bảo vệ chống lại máy bay tấn công mặt đất của đối phương.

FIM-92 Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ, có nghĩa là, nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).

Ngoài trực thăng Mi-35, một số chiến đấu cơ Su-25 của Không quân Iraq cũng bị tên lửa phòng không vác do Mỹ sản xuất bị bắn trong những trận chiến với lực lượng IS.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại