Tàu ngầm Nga đủ sức do thám bất cứ đâu nếu muốn?

Việc những tàu ngầm chiến lược của Nga hiện diện ngày càng nhiều gần những địa điểm trọng yếu đang khiến phương Tây lo lắng.


Lo lắng của phương Tây hoàn toàn có cơ sở khi một chiếc tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye của Nga vừa bất ngờ do thám căn cứ tên lửa đạn đạo của Pháp.

Tạp chí Hải quân Pháp Le Marin cho biết rằng, con tàu này có thể là một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng đã được chuyển đổi thành tàu ngầm cho nhiệm vụ đặc biệt là thu thập tin tức tình báo.

Lo lắng của phương Tây hoàn toàn có cơ sở khi một chiếc tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye của Nga vừa bất ngờ do thám căn cứ tên lửa đạn đạo của Pháp.

Tạp chí Hải quân Pháp Le Marin cho biết rằng, con tàu này có thể là một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng đã được chuyển đổi thành tàu ngầm cho nhiệm vụ đặc biệt là thu thập tin tức tình báo.


Tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye (BS-64) được biến đổi từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo thuộc Project 667BDRM Delfin. Nó đã được tái xuất hồi tháng 8/2015 sau khi trải qua sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu ở Zverdochka thuộc miền Bắc Nga.

Tàu ngầm hạt nhân Podmoskovye (BS-64) được biến đổi từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo thuộc Project 667BDRM Delfin. Nó đã được tái xuất hồi tháng 8/2015 sau khi trải qua sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu ở Zverdochka thuộc miền Bắc Nga.


Tình báo phương Tây cho rằng, BS-64 được nâng cấp để trở thành tàu đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt là tàu ngầm do thám, chuyên hoạt động với các trạm nghiên cứu hạt nhân ngầm và thu thập dữ liệu thăm dò, đảm nhiệm chức năng cơ sở cho các tàu và thiết bị không người lái dưới nước.

Tình báo phương Tây cho rằng, BS-64 được nâng cấp để trở thành tàu đảm nhận "nhiệm vụ đặc biệt" là tàu ngầm do thám, chuyên hoạt động với các trạm nghiên cứu hạt nhân ngầm và thu thập dữ liệu thăm dò, đảm nhiệm chức năng cơ sở cho các tàu và thiết bị không người lái dưới nước.


Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân bí ẩn AS-12 của Nga có tên tiếng Anh là Losharik, được tái chế tạo trong khuôn khổ kế hoạch 210 (Project 210) tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Nga đang khiến Mỹ đặc biệt lo ngại khi chúng xuất hiện trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet của Hoa Kỳ.

Losharik thường được Nga gọi là “tàu lặn”, trên thực tế là tàu ngầm hạt nhân được NATO định danh là NORSUB-5.

Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân bí ẩn AS-12 của Nga có tên tiếng Anh là Losharik, được tái chế tạo trong khuôn khổ kế hoạch 210 (Project 210) tuyệt mật của Bộ Quốc phòng Nga đang khiến Mỹ đặc biệt lo ngại khi chúng xuất hiện trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet của Hoa Kỳ.

Losharik thường được Nga gọi là “tàu lặn”, trên thực tế là tàu ngầm hạt nhân được NATO định danh là NORSUB-5.


Hồi cuối tháng 9/2012, tàu lặn Losharik cũng đã tham gia chuyến thăm dò đáy Bắc Cực và thu thập mẫu vật địa chất. Nhờ chế tạo bằng vật liệu Titanium và thiết kế các khoang thân hình cầu độc đáo khả năng lặn sâu tới hơn 6000m - một con số kỷ lục với các loại tàu ngầm.

Tuy nhiên, ngoài việc là một con tàu ngầm có tính năng lặn siêu sâu, Losharik còn có rất nhiều điều bí ẩn trong lĩnh vực quân sự mà rất ít người có thể biết được. Đó mới chính là vũ khí tuyệt mật mà Nga luôn che giấu.

Hồi cuối tháng 9/2012, tàu lặn Losharik cũng đã tham gia chuyến thăm dò đáy Bắc Cực và thu thập mẫu vật địa chất. Nhờ chế tạo bằng vật liệu Titanium và thiết kế các khoang thân hình cầu độc đáo khả năng lặn sâu tới hơn 6000m - một con số kỷ lục với các loại tàu ngầm.

Tuy nhiên, ngoài việc là một con tàu ngầm có tính năng lặn siêu sâu, Losharik còn có rất nhiều điều bí ẩn trong lĩnh vực quân sự mà rất ít người có thể biết được. Đó mới chính là vũ khí tuyệt mật mà Nga luôn che giấu.


Nó được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu bè nào trên thế giới.

Ngoài ra, con tàu này có khả năng tiến hành thăm dò đo đạc đáy biển, vẽ bản đồ đáy biển, đo đạc các âm thanh đại dương, thậm chí là cắt trộm, nghe trộm cáp viễn thông.

Nó được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu bè nào trên thế giới.

Ngoài ra, con tàu này có khả năng tiến hành thăm dò đo đạc đáy biển, vẽ bản đồ đáy biển, đo đạc các âm thanh đại dương, thậm chí là cắt trộm, nghe trộm cáp viễn thông.


Khi được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân Nga, tàu ngầm Losharik có trình độ tự động hóa rất cao trên bình diện thế giới, vào thời điểm đầu thế kỷ 21. Ngay từ thời đó, nó đã được thiết kế khoang chỉ huy tự động hóa và trang bị hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường.

Hệ thống này giúp tàu nhanh chóng hiển thị các thông tin tình báo cập nhật và phối cảnh tổng quan chiến trường, giúp nó nhanh chóng xác định được các mục tiêu cơ động, hỗ trợ người chỉ huy đưa ra các quyết định tiến công, phòng thủ hay cơ động chiến thuật.

Khi được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân Nga, tàu ngầm Losharik có trình độ tự động hóa rất cao trên bình diện thế giới, vào thời điểm đầu thế kỷ 21. Ngay từ thời đó, nó đã được thiết kế khoang chỉ huy tự động hóa và trang bị hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường.

Hệ thống này giúp tàu nhanh chóng hiển thị các thông tin tình báo cập nhật và phối cảnh tổng quan chiến trường, giúp nó nhanh chóng xác định được các mục tiêu cơ động, hỗ trợ người chỉ huy đưa ra các quyết định tiến công, phòng thủ hay cơ động chiến thuật.


Ngoài ra, các hệ thống này còn giúp tàu có khả năng phân tích các âm thanh đáy đại dương, tự động bóc tách các tốp mục tiêu cơ động, xác định mục tiêu tấn công và chỉ huy kiểm soát vũ khí.

Trong tình huống bất lợi, nó cũng có thể giúp chỉ huy tàu đưa ra lựa chọn lẩn trốn và đảm nhiệm dẫn đường vòng tránh. Khả năng tự động hóa rất cao khiến tàu có khả năng đưa ra quyết định tấn công - phòng thủ - lẩn tránh chỉ trong vòng 10 - 15s, kể từ khi phát hiện mục tiêu.

Ngoài ra, các hệ thống này còn giúp tàu có khả năng phân tích các âm thanh đáy đại dương, tự động bóc tách các tốp mục tiêu cơ động, xác định mục tiêu tấn công và chỉ huy kiểm soát vũ khí.

Trong tình huống bất lợi, nó cũng có thể giúp chỉ huy tàu đưa ra lựa chọn lẩn trốn và đảm nhiệm dẫn đường vòng tránh. Khả năng tự động hóa rất cao khiến tàu có khả năng đưa ra quyết định tấn công - phòng thủ - lẩn tránh chỉ trong vòng 10 - 15s, kể từ khi phát hiện mục tiêu.


Chỉ riêng tính năng này đã cho thấy khả năng tự động hóa và các hệ thống thiết bị của nó tiên tiến đến mức độ nào.

Điểm đặc biệt mà ngay cả các tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ và NATO cũng không sánh kịp là hệ thống con chỉ huy-kiểm soát hỏa lực thuộc hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường của tàu Losharik có khả năng theo dõi cùng lúc tới 140 mục tiêu, vượt trội so với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ với 50 mục tiêu, đồng thời có thể tiến công đồng loạt 6 mục tiêu ở 6 hướng khác nhau, với cự ly khác nhau và tốc độ khác nhau.

Chỉ riêng tính năng này đã cho thấy khả năng tự động hóa và các hệ thống thiết bị của nó tiên tiến đến mức độ nào.

Điểm đặc biệt mà ngay cả các tàu ngầm hiện đại nhất của Mỹ và NATO cũng không sánh kịp là hệ thống con chỉ huy-kiểm soát hỏa lực thuộc hệ thống chỉ huy tình báo chiến trường của tàu Losharik có khả năng theo dõi cùng lúc tới 140 mục tiêu, vượt trội so với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ với 50 mục tiêu, đồng thời có thể tiến công đồng loạt 6 mục tiêu ở 6 hướng khác nhau, với cự ly khác nhau và tốc độ khác nhau.


Mặc dù được mang danh nghĩa là tàu nghiên cứu khoa học nhưng Losharik được trang bị tới 18 quả ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân T-15, được chế tạo dưới thời Liên Xô hoặc 24 quả thủy lôi hạng nặng thế hệ mới.

Các ngư lôi của nó có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ lớn. Khi được phóng ở độ sâu 6km, các đầu đạn hạt nhân này có thể tạo nên những cơn “sóng thần nhân tạo” kinh hoàng. (Ảnh trong bài: Tàu ngầm AS-12 Losharik).

Mặc dù được mang danh nghĩa là tàu nghiên cứu khoa học nhưng Losharik được trang bị tới 18 quả ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân T-15, được chế tạo dưới thời Liên Xô hoặc 24 quả thủy lôi hạng nặng thế hệ mới.

Các ngư lôi của nó có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ lớn. Khi được phóng ở độ sâu 6km, các đầu đạn hạt nhân này có thể tạo nên những cơn “sóng thần nhân tạo” kinh hoàng. (Ảnh trong bài: Tàu ngầm AS-12 Losharik).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại