Cho đến thời điểm này, các vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc chủ yếu xảy ra đối với tàu ngầm của Nga và Mỹ mà báo chí ít nói tới các vụ tai nạn của tàu ngầm Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ năm 1940 – 2008 đã xảy ra khoảng 635 các vụ tai nạn làm đắm, hỏng hóc khoảng 290 tàu ngầm. Từ thế chiến thứ II cho đến những năm 1990, riêng nước Mĩ đã có 91 tàu ngầm bị sự cố trong đó có 15 tàu ngầm hạt nhân và 76 tàu ngầm thông thường làm thiệt mạng hơn 600 người.
Theo tờ Strategy Page, trong gần nửa thế kỷ hoạt động, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hầu như chưa gặp sự cố.
Hiện Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân còn phục vụ trong đó có 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Đến cuối năm 2013, Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố với báo chí trong nước về tình trạng của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Chủ ý báo cáo là ca ngợi tàu ngầm hạt nhân của nước này trong 42 năm hoạt động không có một tàu ngầm nào xảy ra sự cố rò rỉ lò phản ứng hạt nhân. Quả thực thì trong 42 năm qua, chưa bao giờ ghi nhận các sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tờ Strategy Page chỉ rõ lý do :chất lượng tàu ngầm mà Trung Quốc ca ngợi không phải vì công nghệ của Trung Quốc đã vượt trội Nga, Mỹ về độ an toàn mà là vì “tính năng không được tốt mà tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ít khi ra biển hoạt động, chủ yếu nằm tại cảng và dùng cho huấn luyện ngắn ngày.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không bao giờ xảy ra sự cố”, Strategy Page.
Tờ Strategy Page (Mỹ) hé lộ sự cố tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc được lịch sử ghi lại là vào năm 2003, trong khi đang tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi vịnh Bột Hải (biển Hoàng Hải), tàu ngầm lớp 035 Minh Mạng, số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải đã biến mất một cách đầy bí ẩn.
Cho đến nay vẫn chưa có đáp án là tất cả thủy thủ đoàn 70 người không một ai thoát ra ngoài được cho dù tàu được trang bị khá nhiều hệ thống thoát hiểm khẩn cấp.
Bên trong tàu gần như nguyên vẹn và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đã xảy ra sự cố hay hỏa hoạn bên trong tàu.
Một điều khá lạ lùng, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người (gồm 9 sĩ quan và 46 thủy thủ).
Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, vậy 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì? Sự bí ẩn của vụ tai nạn thảm khốc này được cho là chứa đựng bí mật động trời về công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc.
Nhưng gần đây có thông tin cách đây khoảng 57 năm, vào ngày 1/12/1959 Hải quân Trung Quốc cũng đã đón nhận một tin đau buồn khi chiếc tàu ngầm mang số hiệu 418 lớp M-279 của Hải quân Trung Quốc mua lại của Nga bị chìm kéo theo sinh mạng của 39 thủy thủ.
Hiện nay thông tin về vụ tai nạn này còn rất ít ỏi.
Theo đó, nguyên nhân của vụ tai nạn là do chiếc tàu ngầm này đâm phải một tàu chiến trong một cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc vào ngày 24/11/1959.
Sau vụ va chạm nước đã tràn vào các khoang của tàu ngầm làm phần lớn các thủy thủ bị chết đuối và chết ngạt ngay lúc đó. Công việc cứu hộ được tiến hành nhanh chóng, con tàu bị chìm ở độ sâu 50m. Cho đến 1/12/1959 đã xác định 39 quân nhân thiệt mạng chỉ duy nhất có 1 người sống sót.
Đây được coi là vụ tai nạn tàu ngầm tồi tệ nhất của Hải quânTrung Quốc cho đến khi sự kiện 361 diễn ra.