Sự thật về vụ lộ tàu ngầm tuyệt mật của Nga

Nhật Huy |

Theo nhà báo Tyler Rogoway, nếu chiếc tàu ngầm trong bức ảnh của Top Gear thực sự là tàu Losharik của Nga thì con tàu này không tới mức tuyệt mật như nhiều người vẫn tưởng.

Tin liên quan: Lộ tàu ngầm tuyệt mật của Nga: "Mới chỉ là đoán mò!!!"

Trang mạng Foxtrot Alpha đăng tải bài viết của nhà báo quốc phòng Tyler Rogoway về thông tin tạp chí xe hơi Top Gear vô tình làm lộ hình ảnh tàu ngầm tuyệt mật của Nga.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Chiếc tàu ngầm bí ẩn trên tạp chí xe hơi

Did Top Gear Russia Really Out A Secret Submarine?

Chiếc tàu ngầm bí ẩn xuất hiện trên tạp chí Top Gear

Ấn phẩm phiên bản tiếng Nga mới đây của Top Gear, tạp chí nổi tiếng về xe hơi, đã gây xôn xao trên nhiều diễn đàn quân sự khi có sự xuất hiện của một chiếc tàu ngầm bí ẩn được cho là tuyệt mật của Nga.

Bức ảnh chiếc tàu ngầm bí ẩn được chụp từ bờ Biển Trắng, nơi Top Gear đang thực hiện một phóng sự về khả năng vượt địa hình của chiếc Mercedes-Benz GL 450 trong một đợt chạy thử.

Nhiều nguồn tin phán đoán rằng đây là tàu ngầm hạt nhân AS-12, thuộc đề án 10830 (theo một số nguồn tin khác, đây là dự án 10831). Con tàu còn được gọi là Losharik.

Tuy nhiên, đây có thực sự là một siêu tàu ngầm tuyệt mật? Hay chỉ đơn thuần là thông tin mới toanh với các độc giả của tạp chí xe hơi?

Phải nói rằng, nếu con tàu trong bức ảnh trên tạp chí Top Gear đúng là Losharik thì đây là hình ảnh chất lượng cao nhất về tàu con tàu này cho tới nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, Losharik đã là đề tài thảo luận và đồn đoán trên các diễn đàn tàu ngầm của Nga trong nhiều năm trời.

Hình ảnh được cho là tàu ngầm Losharik cũng đã không ít lần được tiết lộ.

Những đồn đoán về tàu ngầm Losharik

Theo thông tin trên các diễn đàn, Losharik có thể đã trong quá trình phát triển từ năm 1988 đến nay.

Mục đích chính của dự án được cho là nhằm tạo ra một mẫu tàu ngầm hạt nhân có độ sâu hoạt động rất lớn, thời gian hoạt động kéo dài, và đặc biệt là có cấu trúc gồm những khoang áp suất hình cầu bằng titan ghép lại.

Mỗi khoang cầu này có vai trò riêng biệt như khoang động lực, khoang sinh hoạt, khoang chỉ huy…

Hình ảnh được cho là tàu ngầm Losharik tại Deer Bay, trong khoảng năm 2007-2010

Hình ảnh được cho là tàu ngầm Losharik tại Olenya Guba, trong khoảng năm 2007-2010

Các thùng dằn, cảm biến, và các hệ thống khác được đặt trong không gian giữa lớp vỏ ngoài và các khoang áp suất.

Con tàu có kích thước tương đương một tàu ngầm diesel-điện cỡ lớn. Một điểm đặc biệt nữa là nó có thể hoạt động kèm với một tàu ngầm mẹ.

Như nhiều chương trình quốc phòng khác của Nga trong những năm 1990, có tin Losharik bị tạm dừng vì thiếu kinh phí, nhưng được tái khởi đầu vào đầu những năm 2000.

Bức ảnh được cho là tàu ngầm Losharik, chụp vào mùa đông, trong khoảng năm 2010-2011.

Bức ảnh được cho là tàu ngầm Losharik, chụp vào mùa đông, trong khoảng năm 2010-2011.

Đồng thời, có thông tin cho biết, cũng trong giai đoạn này, một chiếc thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta III, chiếc Orenburg (BS-136), với chiều dài gần 176 m, đã được hoán cải thành tàu mẹ cho những tàu ngầm mini.

Losharik được cho là chiếc tàu có kích thước lớn nhất tương thích với Orenburg.

Tàu ngầm Orenburg tại Deer Bay năm 2005.

Tàu ngầm Orenburg tại quân cảng Olenya Guba năm 2005.

Một trong số những tàu ngầm nhỏ hơn có thể hoạt động cùng với tàu mẹ Orenburg là chiếc “White Salmon" (Cá hồi trắng), với khả năng lặn sâu 1 km.

Trong khi đó, Losharik được cho là có thể lặn sâu 6 km nhờ vào khoang áp suất có hình cầu.

Theo tờ Lenta (Nga), một số nguồn tin bị cho biết tàu Losharik có chiều dài 60m.

Dựa theo hình ảnh trên Top Gear và những hình ảnh khác được tiết lộ trước đó, Losharik có chiều dài khoảng 76m, lớn hơn rất nhiều so với những tàu ngầm mini khác.

Công suất động cơ đẩy có thể đạt khoảng 10.000 mã lực, cho phép nó đạt vận tốc gần bằng vận tốc những tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh. Tuy vậy, nhiệm vụ chính của nó có lẽ là do thám, trinh sát.

Nhờ vào khả năng lặn sâu, tàu có thể đặt các thiết bị nghe lén, phá hoại các thiết bị tương tự của đối phương, lấy thông tin từ cáp ngầm dưới đáy biển, hay thám sát địa hình khu vực đó.

Vai trò tương tự trong hải quân Mỹ hiện do chiếc USS Jimmy Carter đảm nhiệm.

Đây vốn là một tàu thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Seawolf nhưng được nâng cấp triệt để cho nhiệm vụ trinh sát, và nó được trang bị một số tàu ngầm mini điều khiển từ xa.

Hình ảnh được cho là nhìn từ kính tiềm vọng của tàu ngầm Losharik tại Deer Bay trong khoảng năm 2010-2012.

Hình ảnh được cho là nhìn từ kính tiềm vọng của tàu ngầm Losharik tại Olenya Guba trong khoảng năm 2010-2012.

Quay trở lại với bức ảnh trên tạp chí Top Gear, câu hỏi lớn nhất hiện nay vẫn là:

Chiếc tàu ngầm xuất hiện trong bức ảnh thực sự là Losharik hay là một chiếc tàu ngầm khác đang trong quá trình phát triển, không được thiết kế để hoạt động cùng tàu mẹ?

Câu hỏi này chưa thể có lời giải đáp. Song, những bức ảnh chụp tàu Losharik và Orenburg được tiết lộ trước đây cho thấy chúng đều cùng neo đậu tại quân cảng Olenya Guba của Nga, gần Bắc Cực.

Điều này càng củng cố cho giả thuyết chúng từng có hoặc vẫn đang có mối liên hệ với nhau.

Một câu hỏi khác là, nếu con tàu trong ảnh đúng là Losharik thì Top Gear có thực sự làm lộ tàu ngầm “tuyệt mật” của Nga hay không?

Câu trả lời là không. Xin nhắc lại rằng, những hình ảnh và đồn đoán về Losharik và con tàu mẹ đã xuất hiện từ khá lâu, chỉ là chưa xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại