‘Sát thủ biển sâu’ ở Đông Nam Á

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

Hiện nay do sự bành trướng và thái độ hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông, các quốc gia trong khu vực này đang tích cực củng cố Lực lượng Hải quân của mình nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột vũ trang tại biển Đông hoặc chí ít là một hành động nhằm đe dọa Trung Quốc tại vùng biển này.

Một chiếc Kilo 636.3 của Hải quân Liên bang Nga.
Một chiếc Kilo 636.3 của Hải quân Liên bang Nga.

Tàu ngầm lớp Kilo, cái tên Kilo được phía NATO định danh. Đây là một lớp tàu ngầm phi hạt nhân được sản xuất chủ yếu tại Liên bang Nga. Được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX tại Cục hàng hải Rubin, Sankt-Petersburg. Phiên bản đầu tiên phát triển dựa trên đề án Projeckt-877 “палтус” nghĩa là cá chim lớn, đây là loài cá săn mồi có nhiều ở Nga.

Kilo có khá nhiều biến thể và các phiên bản nâng cấp, tuy nhiên, nếu nói đến Kilo người ta thường nhắc đến phiên bản phát triển dựa trên đề án nâng cấp Project-636 “Варшавянка” như là phiên bản mạnh nhất, hiện đại nhất và có khả năng hoạt động êm ái nhất trong tất cả các tàu ngầm trên thế giới. Phía NATO gọi phiên bản này là Improved Kilo.

Hiện nay, thế hệ kế tiếp của Kilo là lớp Lada thừa hưởng các tính năng kỹ chiến thuật tuyệt với của Kilo như hệ thống sonar tân tiến, lớp vỏ tàu có ngói hấp thụ sóng sonar và khả năng hoạt động êm nhất trong tất cả các tàu ngầm trên thế giới. Vào tháng 11-2011, Hải quân Nga đã tuyên bố chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Lada sẽ không được biên chế cho bất kỳ hạm đội nào của Nga mà sẽ được thử nghiệm với các phiên bản sau của nó do thiết kế hoàn hảo đến từng centimet của chiếc này. Nó có mã hiệu B-585 “Sankt Petersburg”, đang đóng tại nhà máy Admirality thuộc Cục thiết kế hàng hải Rubin để làm khuôn mẫu cho 2 chiếc khác cùng lớp này.

Chiếc HQ-182 Hà Nội của Hải quân Nhân dân Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm (Ảnh: RIA Novosti).
Chiếc HQ-182 Hà Nội của Hải quân Nhân dân Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm (Ảnh: RIA Novosti).

Nhiệm vụ chính của Kilo là chống tàu nổi và tàu ngầm tại các vùng biển có độ nông sâu khác nhau. Phiên bản thuộc đề án Projeckt-877 được trang bị hệ thống sonar Rubikon MGK-400 (được phía NATO định danh là Shark Grill) và có cả hệ thống sonar tích hợp là MG-519 “Arfa” (nó được phía NATO định danh là Mouse Roar).

Tuy nhiên, trong phiên bản thuộc đề án nâng cấp Projeckt-636 và 636M thì nó được trang bị các hệ thống sonar nâng cấp mới nhất, và hiện đại nhất là MGK-400EM và MG-519EM. Với các hệ thống sonar này, Kilo có thể phát hiện ra một chiếc tàu ngầm ở cách nó khoảng 60 hải lý, với tàu nổi là 180 hải lý. Thế nhưng, nó lại giúp giải quyết bài toán về kinh phí cũng như nhân lực trên tàu, khi các hệ thống này sử dụng chung các module với nhau, và được điều khiển bằng một hệ thống trí tuệ nhân tạo trên Kilo.

“Hố đen” của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
“Hố đen” của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Lịch sử thiết kế và phát triển

Kilo thuộc đề án đầu tiên là Project-877, được nghiên cứu từ thời kì Liên bang Xô Viết, và ngay từ khi được hạ thủy vào năm 1982, Hải quân Mỹ đã gọi nó là “Black Hole” (hố đen) khi một chiếc lớp Ohio của họ không thể xác định được tàu Kilo khi chiếc tàu chỉ cách họ 3 hải lý. Điều này là nhờ khả năng hoạt động êm ái của hệ thống máy trên tàu. Đây là một trong những điểm mạnh nhất của Kilo, có thể áp sát và tấn công bất kỳ kẻ thừ lớn nhỏ nào mà nó đương đầu.

Ban đầu, các thủy thủ của tàu ngầm lớp Ohio không hề biết rằng đó là một chiếc tàu ngầm của phía Xô Viết nhưng ngay khi hệ thống sonar của họ dò ra được chiếc Kilo thì chỉ 3 giây sau, nó đã biến mất khỏi màn hình. Kilo được đánh giá rất cao trên thế giới nhờ những vũ khi mà có mang theo, có thẻ gieo rắc sự kinh hoàng với bất kỳ kẻ thủ nào trên thế giới với ngư lôi V-111 Shkval và tên lửa Klub-S.

“Thần chết” VA-111 Shkval được Kilo 636M phóng đi tiêu diệt mục tiêu.
“Thần chết” VA-111 Shkval được Kilo 636M phóng đi tiêu diệt mục tiêu.

Hiện tại, các phiên bản thuộc các đề án nâng cấp đều được Cục thiết kế hàng hải Rubin lắp đặt hệ thống AIP (Air-Independent Propulsion). Với hệ thống này, Kilo sẽ không cần phải nổi lên để lấy không khí liên tục như trước kia. Hiện nay, trung bình cứ khoảng 45 ngày, 1 chiếc Kilo có trang bị AIP sẽ nổi lên để lấy không khí đẩy, so với trước kia là 2 ngày.

Những chiếc Kilo đầu tiên được đóng tại Nhà máy đóng tàu Komsomolsk, tuy nhiên, về sau, tất cả các đơn đặt hàng từ Hải quân Nga hoặc các quốc gia khác đều được đóng tại Nhà máy Admirality tại Sankt-Petersburg. Trong số các quốc gia sở hữu Kilo trên thế giới hiện nay, đa phần đều sử dụng phiên bản gốc thuộc đề án Projeckt-877, duy chỉ có 4 quốc gia trên thế giới sở hữu phiên bản Projeckt-636 và 636M là Hải quân Việt Nam, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Algeria.

Ngoài ra, còn 1 phiên bản chỉ được trang bị cho Hải quân Liên bang Nga là 636.3 tối tân, hiện đại nhất. Nhưng phiên bản 636M mà Nga bán cho Hải quân Việt Nam có nhiều ưu ái về hệ thống tác chiến, hệ thống máy và có thể coi như là một phiên bản 636.3 của Hải quân Liên bang Nga:

Khoang phóng ngư lôi của Kilo.
Khoang phóng ngư lôi của Kilo.

- Hệ thống phòng không tầm gần 9K34 Strela-3 (được phía NATO định danh là SA-N-8 Gremlin) hoặc hệ thống 3K38 Iga (SA-N-10 Gimlet). Với các hệ thống phòng không này thì khó có có máy bay cường kích nào tấn công được nó ở cự ly gần.

- Ngư lôi VA-111 Shkval. Hệ thống máy móc hoàn toàn mới và hiện đại so với các phiên bản cho Trung Quốc và Algeria. Chính những hệ thống máy này đã khiến cho cả các kỹ sư tại Nhà máy Admirality gặp khó khăn khi lần đầu tiên vận hành nó vì chưa có kinh nghiệm với những hệ thống máy tiên tiến hiện đại như thế này.

- Hệ thống sonar tối tân và cực kỳ hiện đại, lấy nguyên mẫu từ 636.3 cho các 636M của Hải quân nhân dân Vietnam.

- Lớp ngói hấp thụ sonar hoàn toàn mới, hấp thụ được đên 93% sonar.

- Để đối phó với các tàu khu trục, tàu tên lửa cỡ lớn hay hàng không mẫu hạm, tàu Kilo còn được trang bị tên lửa Klub-S (được phía NATO định danh là SS-N-27) hay còn được biết đến với tên gọi 3M-54E1. Klub-S có tầm bắn xa 220km, mang đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 300 kiloton.

Chính những đặc điểm trên đã làm nên 1 chiếc Kilo 636M mạnh mẽ của Hải quân Việt Nam, khiến ngay cả Hải quân Trung Quốc phải thèm muốn.

Một quả ngư lôi chuẩn bị được đưa vào ống phóng của Kilo.
Một quả ngư lôi chuẩn bị được đưa vào ống phóng của Kilo.

Thiết kế đặc biệt của Kilo

Tàu Kilo được thiết kế với 6 khoang không thấm nước, và chia thành nhiều khoang nhỏ nhờ các vách ngăn thẳng đứng với từng khoang. Thiết kế này giúp Kilo có khả năng sống sót khá cao, bởi trong trường hợp thân tàu bị thủng do ngư lôi thì các khoang khác vẫn không bị ảnh hưởng. Kilo có thể nổi với 3/6 khoang ngập nước.

Tàu Kilo có thể lặn sâu được 300m, tốc độ tối đa là 20 hải lý/giờ khi lặn và 11 hải lý/giờ khi nổi. Tốc độ tối đa đạt 17 hải lý/giờ khi hoạt động trong phạm vi 400 dặm và 4 hải lý/giờ khi hoạt động trong phạm vị 7.500 dặm.

Hệ thống tác chiến hiện đại

Tàu Kilo được trang bị hệ thống tác chiến đa mục tiêu và còn có thể tính toán và đưa ra các phương án tác chiến tấn công đối phương bằng ngư lôi hay tên lửa đối hạm. Kilo được trang bị một hệ thống trí tuệ nhân tạo thông minh, kết hợp một siêu máy tính có khả năng tính toán các phương án chỉ trong vòng 3.41giây và ngay lập tức hiển thị các phương án tác chiến lên màn hình tác chiến chính.

Ngoài ra, sau khi thu nhận các thông tin từ sonar, nó còn tính toán và đưa ra các thông tin về đối phương 1 cách tỷ mỉ nhất, sau đó lập trình hệ thống vũ khí và tấn công mục tiêu xác định.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại