Radar kế tiếp của NEBO-SV VN đang dùng soi "dễ" máy bay tàng hình

Bình Nguyên |

Ông Igor Krylov - Trưởng nhóm chuyên gia phát triển radar NEBO-SVU thuộc Tổ hợp NNIIRT (Nga) tuyên bố: "Radar Nebo-SVU "nhìn thấy" máy bay tàng hình như mọi máy bay thông thường".

Lịch sử phát triển

Cuối những năm 1970, các lãnh đạo Lực lượng phòng không Liên Xô (cũ) yêu cầu phải được trang bị một loại radar 2D băng sóng VHF có khả năng cơ động và tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn. Dự án chế tạo radar 1L13 Nebo-SV đã được bắt đầu vào năm 1981.

Dự án được chủ trì bởi Tổng công trình sư I.G. Krylov nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ nghiên cứu. Khi đưa vào trang bị năm 1986, Nebo-SV đã tạo ra sức mạnh mới, giúp Lực lượng phòng không Liên Xô có thêm "mắt thần" cảnh giới bầu trời.

Nebo-SV đã chứng tỏ được hiệu quả, đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của mọi lực lượng phòng không hiện đại và đã được sản xuất với số lượng lớn, trang bị rộng rãi.

Qua 2 thập kỷ hoạt động, đến tận những năm 2000, Nebo-SV vẫn được sản xuất và xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Dù vậy, trước sự phát triển không ngừng của công nghệ vũ khí hàng không, đặc biệt là công nghệ chế tạo máy bay tàng hình, các radar Nebo-SV cần phải được thay thế bằng thế hệ radar mới hơn, có khả năng cơ động nhanh, soi rõ mọi loại máy bay tàng hình.

Chính vì thế, dòng radar mảng pha chủ động 1Л119 Nebo-SVU đã chính thức được phát triển từ năm 2001, trên cơ sở kế thừa những điểm ưu việt của Nebo-SV và cũng được chỉ đạo bởi Tổng công trình sư Igor Krylov.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Nga vào năm 2002, ông tuyên bố: "Chúng tôi có thể nhìn thấy rõ máy bay tàng hình (F-117A) như bất kỳ loại máy bay thông thường nào khác".

Nebo-SVU đã vượt qua những giai đoạn thử nghiệm khắt khe cuối cùng vào năm 2004 để bắt đầu được đưa vào sản xuất thử với lô nhỏ. Hiện radar này đang được Nga quảng bá để xuất khẩu, nó đã xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm vũ khí Minsk 2007 (Belarus).

Tại đây, Trưởng bộ phận Thông tin kỹ thuật và khoa học của NNIIRT (khi đó), ông Viktor Ozherelev đã tuyên bố: "Hiện nay, người Mỹ cũng đã bắt đầu nghiên cứu các radar băng sóng VHF, bởi lẽ họ hiểu rằng chương trình "tàng hình" của chính họ đã thất bại.

Các radar của chúng tôi có thể phát hiện máy bay ứng dụng công nghệ tàng hình. Chúng tôi đang có một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn quan tâm đặc biệt và có thể đặt mua dòng radar sóng mét hiện đại nhất này".

Những ưu điểm vượt trội

Đài Nebo-SVU được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, xác định và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay của các loại mục tiêu bay và nguồn gây nhiễu điện tử tích cực. cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay tổng trạm radar.

Nó có thể phát hiện máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa không đối đất phóng từ các phư­ơ­ng tiện bay, các mục tiêu bay đường đạn kiểu đầu đạn tên lửa hành trình siêu âm cỡ nhỏ, mục tiêu có hệ số phản xạ điện từ thấp.

Đài radar di động mảng pha Nebo-SVU có thể tích hợp với các hệ thống chỉ huy đồng bộ hoặc không đồng bộ của các đơn vị phòng không và không quân.

Ưu điểm chính của đài radar gồm:
• An-ten mảng pha; • Xử lý tín hiệu thích ứng không gian-thời gian kỹ thuật số toàn bộ; Hệ thống xử lý tín hiệu có khả năng thích ứng với các điều kiện nhiễu địa vật, nhiễu tích cực và nhiễu nội tại hệ thống;
• Hệ thống hiển thị mục tiêu di chuyển kỹ thuật số tính năng cao; Triệt bỏ thích ứng với nhiễu búp sóng phụ.


Cabin điều khiển của đài radar Nebo-SVU.

Cabin điều khiển của đài radar Nebo-SVU.

Cấu hình
Đài Nebo-SVU bao gồm bao gồm dàn an-ten và khối thiết bị điện tử đặt trên một xe thùng kéo bán kín, cùng xe nguồn tự hành KamAZ trang bị máy phát điện diesel ED-2x30-T400-1RA1M4.

Đài Nebo-SVU có thể hoạt động trong mọi điều kiện khí hậu ở dải nhiệt độ từ –50°C đến +50°C, với độ ẩm không khí đến 98%. Hiện trên thế giới không có loại radar tương ứng nào được thiết kế theo kiểu đài Nebo-SVU.

Thông số kỹ thuật cơ bản

Băng sóng: mét
Cự ly phát hiện mục tiêu dạng máy bay chiến đấu (Diện tích phản xạ radar = 2,5m2) (km): Ở độ cao 500m: không dưới 50; Ở độ cao 10.000m: không dưới 250; Ở độ cao 20.000m: không dưới 350;
Biên độ vùng:
- Ở chế độ nhìn vòng thông thường: Độ cao (km): 100; Góc tà (độ): 25
- Ở chế độ bám sát: Độ cao (km): 180; Góc tà (độ): 45-50
Sai số định vị tọa độ mục tiêu: Cự ly (m): 400; Góc phương vị (phút góc): 30; Góc tà quét trên 5 độ (độ góc): 1,5
Khả năng triệt nhiễu (dB): Nhiễu địa vật: 45; Nhiễu nội tại: 30; Nhiễu tích cực: 280
Số lượng mục tiêu có thể bám sát đủ tham số: không dưới 100
Thời gian trung bình giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): không thấp hơn 250; Thời gian triển khai/thu hồi (phút): 25.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại