Sukhoi Su-17/Su-22 (NATO định danh: Fitter) là loại máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe phát triển từ Su-7. Su-17/22 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 2/8/1966, chính thức giới thiệu năm 1970 và sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 1969 - 1990 với tổng số 2.867 chiếc xuất xưởng. Dòng máy bay này được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi tới 33 nước đồng minh Đông Âu, Châu Á và Trung Đông. Hiện tại, sau 48 năm tung cánh trên bầu trời, Su-22 chỉ còn trong biên chế chiến đấu của 5 quốc gia. Trong ảnh: Su-17M4 của Không quân Liên Xô.
Angola cùng với Lybia và Ai Cập là 3 quốc gia châu Phi từng nhận được các máy bay chiến đấu Su-22 từ Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hiện tại Ai Cập và Lybia đã không còn sử dụng loại cường kích này, khiến cho Không quân Angola trở thành lực lượng duy nhất ở lục địa đen còn Su-22 trong biên chế. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Angola.
Theo các báo cáo, số lượng Su-22 của Không quân Angola còn khoảng 8 - 15 chiếc ở 2 biến thể Su-22M4 và Su-22M3. Trong ảnh: Su-22M3 của Không quân Angola.
Ba Lan là quốc gia duy nhất ở châu Âu còn Su-22 trong biên chế chiến đấu sau khi Cộng hòa Czech và Ukraine chuyển chúng sang lực lượng dự bị. Hiện tại Không quân Ba Lan còn sử dụng 26 chiếc Su-22M4 và 6 chiếc Su-22M3K trên tổng số 110 chiếc đã tiếp nhận. Trong ảnh: Su-22M3K của Không quân Ba Lan.
Trong tương lai gần Ba Lan có ý định sẽ thay thế toàn bộ phi đội Su-22 bằng F-16, do đó họ đã bán lại rất nhiều Su-22 cũ cho những quốc gia có nhu cầu tiếp tục sử dụng, trong năm 2005 có tin Việt Nam đã mua lại 40 chiếc Su-22 từ Ba Lan với giá chỉ 3 triệu USD/chiếc. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Ba Lan.
Khác với các quốc gia ở châu Âu hay châu Phi, Không quân Yemen đang duy trì phi đội Su-22 với số lượng khá lớn, lên tới khoảng 50 chiếc. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Yemen.
Chủng loại Su-22 trong Không quân Yemen khá đa dạng, từ những chiếc Su-22U phiên bản huấn luyện cho đến Su-22M2 đã khá lạc hậu và cả biến thể hiện đại nhất Su-22M4. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Yemen.
Cùng với Yemen, một quốc gia Trung Đông khác cũng duy trì phi đội Su-22 với số lượng khoảng 50 chiếc đó là Không quân Syria. Su-22 của Syria gồm 3 phiên bản đó là Su-22M2/ M3/ M4. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Syria.
Những chiếc Su-22 của Không quân Syria đang phục vụ rất tích cực trong cuộc nội chiến tại quốc gia này với nhiệm vụ như thiết kế ban đầu đó là ném bom và bắn rocket không điều khiển. Trong ảnh: Su-22M4 của Không quân Syria ném bom oanh tạc các vị trí của quân nổi dậy.
Quốc gia đang sở hữu số lượng cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 nhiều nhất trên thể giới chính là Việt Nam. Theo báo cáo của SIPRI, vào năm 1998 Việt Nam đã có hợp đồng với Nga để sửa chữa, nâng cấp 54 chiếc Su-22M3/M4, số Su-22 với màu sơn xanh đặc trưng này Việt Nam nhận từ Liên Xô vào thời điểm cuối những năm 1980. Trong ảnh: Máy bay Su-22M4 của Không quân Việt Nam (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Đến năm 2005, Việt Nam lại triển khai hợp đồng mua tới 40 chiếc Su-22M3K/M4 từ Không quân Ba Lan, Ukraine và một số nước Đông Âu khác, rất dễ nhận ra những chiếc máy bay này do màu sơn của chúng vẫn giữ nguyên sau khi được chuyển giao. Trong ảnh: Su-22M3K của Việt Nam với màu sơn rằn ri đặc trưng của Không quân Ukraine (Nguồn: Quân đội nhân dân).
Xem thêm video: Máy bay cường kích Su-22 của Không quân Việt Nam
Máy bay cường kích Su-22 của Không quân nhân dân Việt Nam