Quá trình chế tạo, thử nghiệm và sản xuất của tiêm kích Rafale

ĐTN |

Không quân Pháp yêu cầu hai phiên bản: biến thể 1 chỗ ngồi Rafale C (Chasseur, có nghĩa là máy bay chiến đấu) và biến thể 2 chỗ ngồi Rafale B (Biplace, có nghĩa là 2 chỗ ngồi).

Công việc chế tạo và thử nghiệm

Nguyên mẫu của Rafale C (đặt tên là C01) đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào ngày 19/5/1991, báo hiệu sự khởi đầu của một chương trình mà chủ yếu nhằm để thử nghiệm các động cơ M88-2, giao diện người-máy và các loại vũ khí, mở rộng giới hạn bay.

Do hạn chế về ngân sách, mẫu thử nghiệm 1 chỗ ngồi thứ hai không bao giờ được chế tạo.

Nguyên mẫu Rafale C - C01
Nguyên mẫu Rafale C - C01

Nguyên mẫu C01 khác đáng kể so với Rafale A, mặc dù bề ngoài giống với mẫu thử nghiệm kỹ thuật, C01 nhỏ hơn và tính tàng hình cao hơn do buồng lái được phủ vàng, thiết kế lại giữa thân và cánh đuôi đứng, bổ sung các vật liệu hấp thụ sóng radar (Radar-Absorbent Materials/ RAM).

Chiếc máy bay này cũng cho thấy ứng dụng rộng rãi của composite và các vật liệu khác, cả hai giúp làm giảm tín hiệu phản xạ radar (Radar Cross-Section/ RCS) và trọng lượng. Hơn nữa, Dassault đã bỏ cửa lấy khí điều chỉnh được và phanh gió nhằm giảm trọng lượng và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

Nguyên mẫu Rafale B - B01, trưng bày với các loại vũ khí
Nguyên mẫu Rafale B - B01, trưng bày với các loại vũ khí

B01 - nguyên mẫu duy nhất của phiên bản 2 chỗ ngồi Rafale B thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 30/4/1993, B01 nặng hơn C01 khoảng 350 kg và mang ít hơn 400 lít nhiên liệu.

Chiếc máy bay này được sử dụng để thử nghiệm hệ thống vũ khí và mang tải trọng vũ khí hạng nặng. Trang bị điển hình của B01 gồm 2 thùng nhiên liệu phụ 2.000 lít, 2 tên lửa hành trình Scalp, 4 tên lửa không đối không MICA.

B01 với trang bị tiêu chuẩn khi thử nghiệm
B01 với trang bị tiêu chuẩn khi thử nghiệm

Trong khi đó Hải quân Pháp đang tìm kiếm một chiếc tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay để thay thế các phi đội lão hóa Étendard IPVM, F-8P Crusader và Super Étendard.

Ban đầu Hải quân Pháp dự định sẽ hiện đại hóa máy bay tiêm kích F-8P Crusader, nhưng theo kế hoạch dài hạn, các yêu cầu này được đáp ứng với phiên bản Hải quân Rafale M.

Nguyễn mẫu Rafale M - M01
Nguyễn mẫu Rafale M - M01

M01 - nguyên mẫu của phiên bản hải quân thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 12/12/1991, tiếp theo lần thứ hai vào ngày 8/11/1993.

Kể từ khi Pháp không có cơ sở thử nghiệm máy phóng trên đất liền, các thử nghiệm máy phóng đã bước đầu được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 8/1992 và đầu năm sau tại NAS Lakehurst ở New Jersey.

Chiếc máy bay sau đó tiến hành thử nghiệm trên hàng không mẫu hạm Foch vào tháng 4/1993. Điều khiển M01 là trưởng phi công thử nghiệm của Dassault, Yves Kerhervé.

Nguyên mẫu Rafale M thứ 2, M02 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 10 năm đó, trong khi các mẫu đầu tiên hoàn thành vòng thứ ba của cuộc thử nghiệm tại Lakehurst trong tháng 11 và tháng 12/1993.

Nguyên mẫu M02
Nguyên mẫu M02

Rafale M có khung gầm được gia cố rất nhiều để đối phó với những căng thẳng khi hạ cánh trên tàu sân bay, nó được gắn thêm một móc hãm và càng đáp trước lắp thiết bị hỗ trợ cất cánh.

Đó là một thanh giằng dài, được nối với máy phóng của tàu sân bay, để máy phóng “bắn” máy bay đi với vận tốc hơn 300 km/h, giúp máy bay cất cánh.

Nó cũng có thang trèo vào buồng lái được lắp trong thân, hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên tàu sân bay và hệ thống Telemir mới giúp đồng bộ hệ thống dẫn đường quán tính với các thiết bị bên ngoài.

Nhìn chung, Rafale M có trọng lượng nặng hơn 500 kg so với các phiên bản khác. Máy bay vẫn giữ được khoảng 95% sự tương đồng với các phiên bản Không quân. Đặc biệt, Rafale M không thể gập cánh lại như các phi cơ hoạt động trên tàu sân bay khác nhằm giảm không gian lưu trữ.

Nhưng điều này không thành vấn đề khi Pháp cho ra đời Charles de Gaulle - tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên, lớn hơn đáng kể so với các tàu sân bay trước đó là Foch và Clemenceau.

Cận cảnh thiết bị hỗ trợ cất cánh và thang trèo vào buồng lái được lắp trong thân
Cận cảnh thiết bị hỗ trợ cất cánh và thang trèo vào buồng lái được lắp trong thân

Công việc sản xuất

Ban đầu Rafale B đã được dùng như máy bay huấn luyện, nhưng chiến tranh vùng Vịnh cho thấy rằng phi hành đoàn 2 người sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công và trinh sát tốt hơn 1 người.

Vì vậy trong năm 1991, Không quân Pháp đặt ưu tiên đối với phiên bản 2 chỗ ngồi và phiên bản này sẽ chiếm 60% trong các phi đội Rafale.

Ban đầu Không quân Pháp dự kiến sẽ đặt mua 250 chiếc Rafale, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 234 máy bay, gồm 95 chiếc Rafale C và 139 chiếc Rafale B, và rồi lại tiếp tục giảm xuống còn 212 máy bay.

Trong khi đó Hải quân đã có 60 Rafale M trong trang bị, giảm từ 86 chiếc do cắt giảm ngân sách. Trong số 60 chiếc của Hải quân, 25 chiếc sẽ là Rafale M và 35 chiếc Rafale N (phiên bản 2 chỗ ngồi của Hải quân). Tuy nhiên phiên bản Rafale N đã bị hủy bỏ do hạn chế về ngân sách cũng như về mặt kỹ thuật.

Rafale C với các tên lửa MICA
Rafale C với các tên lửa MICA

Công việc sản xuất hàng loạt đợt máy bay đầu tiên chính thức bắt đầu vào tháng 12/1992, nhưng đã bị đình chỉ trong tháng 11/1995 do bất ổn chính trị và kinh tế.

Quá trình sản xuất được nối lại vào tháng 1/1997 sau khi Bộ Quốc phòng Pháp và tập đoàn Dassault nhất trí về hợp đồng sản xuất 48 máy bay và bàn giao từ năm 2002 đến năm 2007. Một hợp đồng được mua thêm 59 chiếc Rafale đã được công bố trong tháng 12/2004.

Trong tháng 11/2009, chính phủ Pháp ra lệnh mua thêm 60 máy bay để tổng số tiêm kích Rafale có trong Không quân và Hải quân Pháp là 180 chiếc.

Rafale B chuẩn bị cất cánh
Rafale B chuẩn bị cất cánh

Bài học kinh nghiệm từ các cuộc xung đột mới nhất, nơi mà diễn ra các cuộc không chiến có thể được tóm tắt thành 4 kỳ vọng bao quát về hệ thống vũ khí của các nhà hoạch định chính trị:

- Linh hoạt, đó là khả năng, với cùng một hệ thống, để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

- Khả năng cộng tác, hoặc khả năng chiến đấu trong liên minh với các nước đồng minh, bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung, phối hợp và giao tiếp trong thời gian thực với các hệ thống khác.

- Linh hoạt, có thể minh họa bằng khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong một lần xuất kích (OMNIROLE).

Với khả năng này, nó có thể chuyển đổi ngay lập tức tùy vào sự thay đổi nhiệm vụ trong đợt xuất kích ấy, từ một nhiệm vụ cưỡng chế (lực lượng tấn công) đến một nhiệm vụ phòng ngừa (răn đe, biểu dương lực lượng)…

- Sống sót, khả năng để sống sót trong một môi trường dày đặc các mối đe dọa nhờ khả năng tàng hình và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại