Để kỷ niệm ngày sinh của chiếc oanh tạc cơ này, Boeing đã công bố rằng hãng sẽ thực hiện những cải tiến lớn để biến máy bay B-1B Lancer thành “một pháo đài hiện đại”.
“Chúng tôi sẽ kết nối các oanh tạc cơ với một mạng lưới liên lạc toàn cầu nhằm giúp tăng cường khả năng nhận biết tình huống của tổ bay và cho phép các thao tác trở nên linh hoạt hơn, trong đó có việc xác định lại mục tiêu khi bay”, ông Dan Ruder, một giám đốc của Boeing phát biểu trong cuộc họp báo.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử 30 năm của B-1.
B-1 ban đầu được thiết kế nhằm thay thế “Pháo đài bay” B-52 lừng danh.
Nó kết hợp khả năng hoạt động tầm xa của B-52 với kiểu dáng thon của một máy bay tiêm kích.
Cánh máy bay có thể bẻ về phía trước hoặc đằng sau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại nhiệm vụ. Sải cánh rộng cho phép B-1 có thể bay vượt tầm phát hiện của rađa trong một đoạn đường rất dài.
Khi cánh được bẻ về phía sau, máy bay có thể đạt vận tốc gấp 1,2 lần tốc độ âm thanh (Mach 1,2).
Để đạt được tốc độ này, máy bay cần có những động cơ mạnh mẽ.
Máy bay có 4 động cơ F101 của hãng General Electric, mỗi chiếc cung cấp lực đẩy lên đến 13.500 kg.
B-1B đã tham gia vào Chiến tranh Vùng vịnh và là công cụ hữu hiệu trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông.
Nó có thể mang tối đa 34 tấn bom và tên lửa, trong đó có các loại vũ khí hạt nhân.
Chúng thả bom với độ chính xác rất cao.
Khi không tham chiến, B-1 là loại máy bay rất được ưa chuộng trong các sự kiện thể thao và diễu hành, nhờ độ lớn, tốc độ và âm thanh ấn tượng.
Máy bay có thể được tiếp nhiên liệu trên không, cho phép máy bay có thể bay liên tục mà không cần phải hạ cánh.
B-1 hiện nay được bố trí tại các căn cứ không quân Dyess gần Abilene (bang Texas) và căn cứ Ellsworth (bang Nam Dakota) cùng một số nơi khác.
Hàng trăm máy bay B-1 đã được sản xuất kể từ năm 1986.
Một binh sĩ không quân chỉ đạo cho máy bay B-1B cất cánh làm nhiệm vụ.
Các máy bay chiến đấu, dẫn đầu là một phi cơ B-1B bay qua các kim tự tháp ở Ai Cập.
Tổ mặt đất chuẩn bị máy bay B-1 tại căn cứ Fairford tại Gloucestershire, Anh.
Khi máy bay đã đến hạn sử dụng, nó không được mang đi bán phế liệu.
Thay vào đó, nó được đưa đến “nghĩa trang máy bay” tại bang Arizona.
Tại căn cứ Davis-Monthan gần Tucson, bang Arizona, hàng trăm máy bay quá hạn sử dụng đang nằm yên, còn các linh kiện của chúng được dùng cho các máy bay còn hoạt động.
Hàng trăm máy bay chiến đấu, trong đó có B-1, đã kết thúc sự nghiệp của mình tại sa mạc Arizona.
Một chiếc B-1 đang chờ đợi số phận của mình.
Có thể nói rằng, máy bay Boeing B-1B đã thay đổi bộ mặt của không chiến hiện đại.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…