Những tên lửa không đối không được phóng đi từ... mặt đất

Phi Yến |

Trang bị tên lửa không đối không cho hệ thống phòng không mặt đất và hạm tàu đang là xu thế rất thịnh hành trên thế giới.

1. Hệ thống MIM-72 Chaparral

MIM-72/M-48 Chaparral là một hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.

MIM-72 Chaparral là một hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.

Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không gồm máy bay cánh bằng, trực thăng hay UAV. Trái tim của Chaparral là tên lửa đánh chặn MIM-72 (một biến thể của AIM-9D Sidewinder) có tầm bắn 500 - 9.000 m, độ cao tiêu diệt mục tiêu 25 - 4.000 m, mang theo đầu đạn nặng 12,2 kg với hệ dẫn đường hồng ngoại thụ động.

Từ khi đưa vào phục vụ năm 1969 đến nay hệ thống Chaparral đã được liên tục cải tiến và nâng cấp, ngoài các biến thể triển khai trên mặt đất còn có phiên bản MIM-72C để lắp đặt trên các tàu hải quân. Trong ảnh: hệ thống MIM-72C Chaparral trang bị cho tàu frigate lớp Kang Ding của Đài Loan.

2. Hệ thống SLAMRAAM

SLAMRAAM (Surface-Launched AMRAAM) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. SLAMRAAM có rất nhiều biến thể được tích hợp vào các phương tiện mang phóng khác nhau từ cố định đến di động. Khi phóng đi từ mặt đất tên lửa AIM-120 chỉ đạt tầm bắn 25 - 40 km so với 55 - 180 km khi phóng từ trên không. Trong ảnh: Hệ thống HAWK-AMRAAM với tên lửa AIM-120 tích hợp vào bệ phóng HAWK.

Biến thể thường gặp nhất của SLAMRAAM là CLAWS (hay còn gọi là HUMRAAM) gồm bệ phóng mang từ 4 -5 tên lửa AIM-120 tích hợp trên xe thiết giáp HUMVEE.

Gần đây Mỹ đã cho ra đời biến thể ZRK SLAMRAAM với tên lửa AIM-120 lắp trên xe chiến thuật hạng trung FMTV có kết cấu bọc thép chắc chắn hơn hẳn HUMVEE.

Ngoài ra SLAMRAAM còn có biến thể NASAMS do Na Uy sản xuất gồm 6 tên lửa AIM-120 chứa trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản, bệ phóng của NASAMS có thể đặt cố định hoặc trên khung xe tải bọc thép.

3. Hệ thống VL MICA

VL MICA là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không gồm máy bay, tên lửa hành trình, bom hàng không trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian. Hệ thống sử dụng tên lửa không đối không MICA vốn được trang bị trên máy bay tiêm kích Rafale và Mirage-2000. Toàn bộ hệ thống có thể triển khai trên bộ (đặt trên khung xe tải Renault) hoặc trên tàu chiến. Trong ảnh: xe chỉ huy và xe phóng của hệ thống VL MICA.

Hệ thống VL MICA sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn gồm MICA RF dẫn đường bằng radar chủ động xung Doppler AD4A hoạt động trên dải tần 10 - 20GHz có chóp nhọn ở đầu và MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem với nắp kính bảo vệ ở mũi tên lửa. Trong ảnh: Tên lửa MICA RF.

Khi phóng đi từ trên không tên lửa MICA có thể đạt tầm bắn tới 50 km nhưng khi phóng từ mặt đất tầm của tên lửa chỉ đạt 20 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 9 km, tốc độ Mach 3, thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ là 2 giây. Trong ảnh: Tên lửa MICA RF rời bệ phóng.

4. Hệ thống SPYDER

SPYDER (Surface-to-air PYthon and DErby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển.

Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa hành trình, UAV... trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết, SPYDER có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa, toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải Tatra có tính việt dã cao do Cộng hòa Czech sản xuất. Trong ảnh: xe mang phóng tự hành của tổ hợp SPYDER-SR

Hệ thống SPYDER có 2 phiên bản là tầm ngắn SPYDER-SR và tầm trung SPYDER-MR, sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn Python-5Derby cũng do Công ty Rafale chế tạo. Tên lửa Derby trang bị đầu dò radar chủ động còn Python-5 trang bị đầu dò kết hợp cảm biến quang điện và camera hồng ngoại với chế độ "Khóa mục tiêu sau khi phóng". Phiên bản SPYDER-SR có tầm bắn tối đa 15 km, tối thiểu 1 km, độ cao tấn công mục tiêu từ 20 m đến 9 km. Ở phiên bản SPYDER-MR, tên lửa được lắp thêm bộ phận khởi tốc với tầm bắn tối đa 35 km và trần bay diệt mục tiêu là 16 km.

5. Một số hệ thống phòng không mặt đất, hạm tàu sử dụng tên lửa không đối không khác

RIM-7 Sea Sparrow là một trong những tổ hợp phòng không hạm tàu phổ biến nhất của các nước thành viên NATO. Hệ thống sử dụng tên lửa đánh chặn AIM-7 Sparrow, loại tên lửa không đối không tầm trung sử dụng radar bán chủ động có tầm bắn tối đa 50 km. Khi phóng đi từ tàu chiến tên lửa chỉ đạt cự ly tác chiến 19 km, vận tốc 4.256 km/h.

Hệ thống tên lửa phòng không RL-4M của Serbia với bệ phóng mang 1 tên lửa không đối không R-73/AA-11 Archer với bộ phận khởi tốc gắn thêm lắp đặt trên khung xe thiết giáp Praga M53/59 SPAAG.

Hệ thống RL-2M của Serbia với kết cấu tương tự như RL-4M nhưng mang 2 tên lửa R-60/AA-8 Aphid thay vì chỉ 1 tên lửa R-73/AA-11 Archer như RL-4M. Hiện vẫn chưa có thông số rõ ràng về tầm bắn của 2 loại tên lửa này khi bắn đi từ mặt đất.

Hệ thống phòng không SLAMRAAM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại