Dưới đây là một số mẫu máy bay "chết yểu" của Liên Xô:
Tuy đã có định nghĩa về máy bay cánh bằng lai trực thăng tuy nhiên các kỹ sư Liên Xô vẫn chưa thành công với các mấu thiết kế này. Vì vậy, V-22 của Mỹ có thể là mẫu máy bay lai thành công nhất hiện nay nhưng nó không phải mẫu máy bay đầu tiên. (Trong ảnh: Máy bay V-22 Osprey của Mỹ)
Phiên bản đầu tiên của dòng máy bay trên xuất hiện vào năm 1936 được chế tạo bởi một kỹ sư Liên Xô có tên là Fyodor Kurochkin. Fyodor có cấu tạo và nguyên lý hoạt động gần như tương tự nguyên mẫu V-22 hay phiên bản dân sự của nó là AW609.
Tiếp theo, sau đó đến năm 1946, một kỹ sư khác của Liên Xô - Alexander Shcherbakov cũng cho ra mắt một thiết kế đầy triển vọng với mẫu máy bay chiến đấu siêu tốc VSI của mình. VSI có thiết kế với một cánh bằng cố định được trang bị 2 động cơ cánh quạt có thể xoay dọc 120 độ cùng với một cánh nâng ở phần đuôi máy bay. VSI có khả năng chuyên chở 5 tấn tấn hàng hóa với tốc độ 1.500 km/h trong phạm vi 1.000 km. (Trong ảnh: Máy bay Ka-22)
Đây có thể xem như mẫu thiết kế hàng không nổi bật của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các nguyên mẫu của VSI được chế tạo vào năm 1948 nhưng sau khi trải qua hàng loạt thất bại trong quá trình thử nghiệm. Cuối cùng dự án VSI đã bị hoãn lại do thiết kế quá phức tạp. (Trong ảnh: Máy bay Ka-22)
Những năm 1950, mẫu trực thăng Rotodyne của Anh do công ty Fairey chế tạo lập kỷ lục thế giới lúc bấy giờ về tốc độ bay của mình - 307 km/h vượt xa so với tốc độ 80 km/h của mẫu trực thăng đầu tiên được chế tạo. (Trong ảnh: Máy bay AW609)
Nhưng một lần nữa lịch sử lại nhắc đến Liên Xô, cường quốc trong ngành công nghiệp hàng không với mẫu trực thăng Ka-22 được chế tạo để có thể vận chuyển các tên lửa đạn đạo chiến thuật với tốc độ đáng kinh ngạc hơn 356km/h.
Ka-22 được thiết kế với thân khá lớn dành cho vận tải trên không, nó được trang bị 2 động cơ với 4 cánh quạt: 2 cánh quạt nâng theo chiều dọc và 2 cánh quạt đẩy theo chiều ngang như máy bay cánh bằng. Với thiết kế phức tạp trên, việc vận hành Ka-22 gặp rất nhiều khó khăn, nhất là quá trình sử dụng các cánh quạt đều thực hiện bằng tay bởi phi công. Chính vì lý do trên mà 3 trong 4 tổ bay thử nghiệm của Ka-22 đều gặp tại nạn.
Dự án Ka-22 sau một thời gian phát triển đã bị Không quân Liên Xô hủy bỏ và thay vào đó nhiệm vụ vận chuyển các tên lửa chiến thuật được chuyển giao mẫu trực thăng truyền thống Mi-6. Mặc dù không thành công trong mặt thiết kế nhưng Ka-22 vẫn mang lại một số dấu ấn riêng của mình, với khả năng vận chuyển 16 tấn hàng hóa lên độ cao 2.000m - điều mà các máy bay trực thăng bấy giờ chưa thể làm được.
Trong số các mẫu được Quân đội Liên xô phát triển có thể kể tới Mi-30, là một trong những thiết kế sáng giá vì vậy Mi-30 dành được khá nhiều sự quan tâm của Không quân Liên Xô. Từ khi được thiết kế đến chế tạo, thông số kỹ thuật của mẫu máy bay này bị thay đổi liên tục.
Với tải trọng ban đầu là 2 tấn cùng với 19 binh sĩ nhưng sau đó lại được tăng lên 3,5 tấn cùng với 32 binh sĩ. Mi-30 được thiết kế để có thể bay với tốc độ 600 km/h và hoạt động trong phạm vi 800 km.
Tất cả công việc chuẩn bị cho việc sản xuất và chế tạo của Mi-30 đã được hoàn thành vào đầu năm 1980 và được đưa vào một trong những dự án vũ khí cấp nhà nước của Liên Xô giai đoạn 1986-1995. Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1990, Mi-30 đã không thể tiến xa hơn tới giai đoạn chế tạo thử.
Máy bay MV-22 Ospreys
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA