Những hình ảnh đầu tiên về cuộc duyệt binh quốc tế mà VN tham gia

Ly Vy |

Hôm qua (04-02), những hoạt động đầu tiên của lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế 2016 (IFR 2016) tại Ấn Độ đã chính thức bắt đầu.

Một số hoạt động như Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến tranh; khai mạc Triển lãm hàng hải và khai trương Làng duyệt binh tàu hải quân quốc tế đã được tiến hành trong ngày 04-02. Chương trình tiếp theo là tổ chức họp báo và khai mạc lễ duyệt binh.

Sự kiện chính sẽ là buổi duyệt binh tàu chiến quy mô lớn được tổ chức ngoài khơi cảng Visakhapatnam vào ngày 06-02 với tổng cộng có hơn 75 tàu mặt nước, tàu ngầm các loại. Các tàu sẽ thực hiện nghi thức chào, khi tàu chở Tổng thống Ấn Độ đi qua.

Theo thông báo của Ban tổ chức, có 50 nước cử đoàn tới dự Lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế năm 2016, trong đó có 24 nước đã cử tàu tới tham dự Lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế.

Ấn Độ - quốc gia chủ nhà của buổi lễ sẽ đưa cả 2 tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Viraat tham dự duyệt binh.

Đặc biệt hơn, đây sẽ là lần triển khai hoạt động lần cuối cùng của tàu sân bay INS Viraat (tàu sân bay lớn tuổi nhất còn hoạt động trên thế giới). Sau IFR 2016, con tàu sẽ nghỉ hưu, kết thúc 29 năm hoạt động trong biên chế Hải quân Ấn Độ.

Với Hải quân Việt Nam, đây là lần đầu tiên chúng ta đưa tàu chiến tham dự buổi duyệt binh quốc tế và đây cũng là lần đầu tàu của Hải quân ta thực hiện chuyến hải trình từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.

Sự kiện tàu hộ vệ tên lửa 011 - Đinh Tiên Hoàng tham dự duyệt binh tàu Hải quân quốc tế tại Ấn Độ sẽ giúp tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Hải quân Việt Nam với Hải quân các quốc gia trên thế giới.

Đây cũng là dịp tăng cường sự hiện diện của Hải quân ta trên các vùng biển, giúp nâng cao khả năng hoạt động xa bờ.


IFR 2016 sẽ là lần triển khai hoạt động cuối cùng của tàu sân bay INS Viraat.

IFR 2016 sẽ là lần triển khai hoạt động cuối cùng của tàu sân bay INS Viraat.


Đội hình tàu chiến tại IFR 2016.

Đội hình tàu chiến tại IFR 2016.


Tàu tuần tra xa bờ INS Sumitra của Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò làm du thuyền của Tổng thống.

Tàu tuần tra xa bờ INS Sumitra của Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò làm "du thuyền" của Tổng thống.


Tàu tuần dương USS Antietam (CG 54) của Hải quân Mỹ tham dự IFR 2016. Ngoài ra nước này cũng đưa thêm tàu khu trục USS McCampbell (DDG 85).

Tàu tuần dương USS Antietam (CG 54) của Hải quân Mỹ tham dự IFR 2016. Ngoài ra nước này cũng đưa thêm tàu khu trục USS McCampbell (DDG 85).


Tàu khu trục Matsuyuki của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

Tàu khu trục Matsuyuki của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.


Tàu hộ tống Al Shamikh (trước) và tàu tuần tra Al Seeb (sau) của Hải quân Hoàng gia Oman tham gia IFR 2016.

Tàu hộ tống Al Shamikh (trước) và tàu tuần tra Al Seeb (sau) của Hải quân Hoàng gia Oman tham gia IFR 2016.


Tàu hộ tống KD Lekir của Hải quân Hoàng gia Malaysia.

Tàu hộ tống KD Lekir của Hải quân Hoàng gia Malaysia.


Từ trái qua phải, tàu khu trục HMS Defender (Anh) cùng tàu khu trục USS McCampbell và tàu tuần dương USS Antietam (Mỹ) tại IFR 2016.

Từ trái qua phải, tàu khu trục HMS Defender (Anh) cùng tàu khu trục USS McCampbell và tàu tuần dương USS Antietam (Mỹ) tại IFR 2016.


Hải quân Trung Quốc tham gia IFR 2016..

Hải quân Trung Quốc tham gia IFR 2016..


Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng tại IFR 2016. Ảnh: Trọng Thiết

Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng tại IFR 2016. Ảnh: Trọng Thiết

Một số hình ảnh khác trong ngày đầu tiên của IFR 2016:

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại