Nhiều năm trước, tàu ngầm Kilo đã từng hiện diện ở Cam Ranh

Thiên Minh (TH) |

(Soha.vn) - Với vị trí chiến lược, vịnh Cam Ranh là căn cứ vững chắc cho những "chiến binh" Kilo Việt Nam. Nhiều năm trước, nơi đây cũng từng có sự hiện diện của tàu ngầm Kilo...

Ngày 31/12, tàu vận tải Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Kilo Hà Nội đã về tới vịnh Cam Ranh, kết thúc chuyến hải trình dài ngày từ thành phố Saint Petersburg (Nga). Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại với Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, trong nỗ lực bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh hải Tổ quốc.

Từ thời điểm này, vịnh Cam Ranh sẽ trở thành "ngôi nhà" cho những chiến binh Kilo 636 mà thành viên đầu tiên là tàu ngầm HQ-182 Hà Nội.

Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Lữ đoàn tàu ngầm 189 đã được thành lập tại Cam Ranh hồi tháng 5 năm nay. Đầu tháng 11 vừa qua, đại diện 2 nước Nga và Việt Nam cũng đã ký kết văn bản về việc chuyển giao trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Cam Ranh cho Hải quân Việt Nam. Theo Đài tiếng nói nước Nga, lễ bàn giao trọng thể sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm 2014, nhân dịp chiếc đầu tiên trong lô hàng 6 tàu ngầm được Việt Nam mua từ Nga cập cảng Cam Ranh.

Nhìn lại lịch sử, vịnh Cam Ranh đã trải qua khá nhiều biến động. Từ lâu nơi đây đã được đánh giá là có vị trí địa lý chiến lược, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các chuyên gia quân sự nhận định ai có được Cam Ranh thì có thể kiểm soát Biển Đông. Chính vì vậy, nơi đây từ lâu đã được nhiều cường quốc quân sự trên thế giới để mắt tới.

Vịnh Cam Ranh nằm ở phía cực Nam tỉnh Khánh Hòa, có chiều rộng 6km, diện tích mặt nước rộng hơn 100km2, độ sâu trong vịnh bình quân từ 16-25m, chỗ sâu nhất đến 32m.

Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.

Sau ngày giải phóng đất nước, năm 1979, Liên Xô đã thuê vịnh Cam Ranh và tiếp tục nâng cấp, mở rộng thêm các cơ sở quân sự trong vịnh. Khi đó, Cam Ranh thường xuyên là điểm đến, neo đậu của những hạm đội tàu mặt nước, tàu ngầm hùng mạnh Hải quân Xô Viết và sau này là Hải quân Nga. Trong thời kỳ này, tàu ngầm Kilo cũng đã từng nhiều lần ra vào Cam Ranh.

Năm 2002, phía Nga đã thống nhất với Việt Nam về việc bàn giao căn cứ Cam Ranh trước thời hạn 2 năm. Từ đó, Cam Ranh trở thành căn cứ của lữ đoàn tàu chiến hiện đại 162 Hải quân nhân dân Việt Nam và giờ đây sẽ là căn cứ của những chiếc tàu ngầm Kilo 636 hiện đại.

Một số hình ảnh về quân cảng Cam Ranh xưa và nay:

Địa thế vịnh Cam Ranh nhìn từ vệ tinh
Địa thế vịnh Cam Ranh nhìn từ vệ tinh
Hải quân Mỹ đang xây thêm cầu cảng cho tàu quân sự cỡ lớn cập bến tại Cam Ranh vào năm 1965. Ảnh: Lịch sử Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ đang xây thêm cầu cảng cho tàu quân sự cỡ lớn cập bến tại Cam Ranh vào năm 1965.

Hai tàu vận tải cỡ lớn của Mỹ cập cảng Cam Ranh vào tháng 8/1965
Hai tàu vận tải cỡ lớn của Mỹ cập cảng Cam Ranh vào tháng 8/1965
Một góc căn cứ Cam Ranh thời quân Mỹ đóng quân, tháng 6/1969.
Một góc căn cứ Cam Ranh thời quân Mỹ đóng quân, tháng 6/1969.
Quân cảng Cam Ranh trong những ngày đầu được Hải quân Liên Xô tiếp quản
Quân cảng Cam Ranh trong những ngày đầu được Hải quân Liên Xô tiếp quản
Hải quân Liên Xô bắt đầu xây dựng và kiến thiết quân cảng Cam Ranh.
Hải quân Liên Xô bắt đầu xây dựng và kiến thiết quân cảng Cam Ranh.
Một phần căn cứ không quân thuộc hạm đội Thái Bình Dương, Nga đóng tại Cam Ranh những năm 1980
Một phần căn cứ không quân thuộc hạm đội Thái Bình Dương, Nga đóng tại Cam Ranh những năm 1980
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990
Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Nga tại Cam Ranh cuối những năm 1990
Lối vào quân cảnh Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991.
Lối vào quân cảnh Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991.
Toà nhà ở của sĩ quan làm việc tại Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991
Toà nhà ở của sĩ quan làm việc tại Cam Ranh. Ảnh chụp năm 1991
Toàn cảnh một kho chứa nhiên liệu ngầm của căn cứ. Ảnh chụp năm 1991
Toàn cảnh một kho chứa nhiên liệu ngầm của căn cứ. Ảnh chụp năm 1991
Toàn cảnh khu công nghiệp trong căn cứ hậu cần kỹ thuật chung Việt Nam - Liên Xô
Toàn cảnh khu công nghiệp trong căn cứ hậu cần kỹ thuật chung Việt Nam - Liên Xô
Các máy bay thuộc đơn vị không quân hạm đội Thái Bình Dương tại sân bay Cam Ranh.
Các máy bay thuộc đơn vị không quân hạm đội Thái Bình Dương tại sân bay Cam Ranh.
Ngày nay, Cam Ranh đang được đầu tư xây dựng thành trung tâm kinh tế biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa cùng như cả vùng Nam Trung Bộ
Ngày nay, Cam Ranh đang được đầu tư xây dựng thành trung tâm kinh tế biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa cùng như cả vùng Nam Trung Bộ
Hiện nay, Cam Ranh là căn cứ hải quân chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam, những tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam đều quy tụ tại đây
Hiện nay, Cam Ranh là căn cứ hải quân chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam, những tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam đều quy tụ tại đây
Lễ bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ tại căn cứ Cam Ranh năm 2011
Lễ bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ tại căn cứ Cam Ranh năm 2011
Một góc quân cảng Cam Ranh
Một góc quân cảng Cam Ranh

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại