Mục đích thực của Thổ Nhĩ Kỳ?
Theo nhận định của giới chuyên môn, ngoài toan tính nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các đồng minh khi thực hiện bắn hạ chiếc Su-24 của Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích quan trọng nhất của Ankara là muốn tìm kiếm những công nghệ quốc phòng đỉnh cao Moscow trang bị trên chiếc máy bay này.
Nhận định này đã được nhà báo Mỹ nổi tiếng Paul Craig Roberts, một trong những kiến trúc sư chính của “phép lạ kinh tế” thời Tổng thống Reagan đưa ra.
Theo đó, Nga có công nghệ quân sự bí mật và đã sử dụng nó rất hiệu quả để chống lại chiếc tàu khu trục mang tên lửa siêu hiện đại của Mỹ cùng những chiếc máy bay tiêm kích phản lực của Israel do Mỹ chuyển giao.
Phần còn lại của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Phóng viên này nhận định, công nghệ này có thể vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống điều khiển chiến đấu và truyền dữ liệu của đối phương.
Theo phóng viên này, chiếc Su-24 bị bắn hạ là để buộc Nga phải sử dụng công nghệ bí mật này chừng nào máy bay của họ còn được bố trí gần các căn cứ quân sự của NATO và của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tài liệu Paul Craig Roberts thu thập được, ngay từ thời điểm Nga bắt đầu thực hiện không kích IS ở Syria, Mỹ đã cử tới khu vực này các chuyên gia vô tuyến điện sành sỏi nhất từ các công ty Raven và ELINT.
Họ hy vọng, Moscow sẽ sử dụng hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ máy bay của mình và như vậy, Mỹ sẽ tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của nó để sản xuất các thiết bị tương tự hoặc ít nhất, tìm ra cách vô hiệu hóa loại vũ khí bí mật kỳ diệu này.
Nhận định của vị phóng viên này là hoàn toàn có cơ sở bởi toàn bộ video khi chiếc Su-24 bị bắn hạ và hình ảnh đầu tiên về hiện trường vụ việc này đều do phương Tây sở hữu, điều đó cho thấy họ đã tiếp cận hiện trường vụ việc đầu tiên với một mục đích nào đó không thực sự rõ ràng.
Vậy tại sao lại là Su-24 mà không phải loại máy bay khác? Đơn giản là vì Su-24 đã từng làm nên một sự kiện mà dư luận nửa tin nửa ngờ trong ngày 10/4/2014 tại Biển Đen khi làm mù hoàn toàn hệ thống Aegis hiện đại và nhiều tiền của khu trục Donald Cook.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steven Warren cho rằng, "các cuộc diễn tập của Su-24 của Nga gần "Cook" (12 lần làm mô phỏng động tác tấn công) là đáng sợ và không thể chấp nhận”.
Rõ ràng là phương Tây cần có hệ thống tác chiến điện tử Khibiny của Nga được trang bị trên Su-24.
Đến đây có thể khẳng định rằng, "cái điều lớn hơn" đó chính là công nghệ Khibiny, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã và đang làm nản lòng Mỹ-NATO trên chiến trường Syria và đã từng trên Ukraine.
Tuy nhiên, ngay cả khi chiếc máy bay bị bắn hạ được trang bị hệ thống Khibiny tối tân của Nga khiến phương Tây khao khát thì vẫn rất khó để Thổ Nhĩ Kỳ “thu nhặt” được kết quả bởi tại hiện trường chiếc Su-24 gặp nạn chỉ là một đống sắt vụn không hơn không kém.
Hệ thống Khibiny trang bị trên máy bay Su-34.
"Khibiny" khiến phương Tây thèm khát
Hãng Sputniknews dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, hiện nay dàn chiến đấu cơ Su-24, Su-30, Su-34, và Su-35 của không quân nước này đang được trang bị hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh mẽ được định danh là Khibiny.
Khibiny là sản phẩm của công ty Kret có hình dạng của một quả ngư lôi nhỏ bé gắn, khiến cho các máy bay này trở lên bất khả xâm phạm với tất cả các phương tiện chiến đấu và hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Sau khi phi hành đoàn nhận được cảnh báo tấn công tên lửa, Khibiny sẽ được kích hoạt và che các máy bay chiến đấu với sự bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn tên lửa với tới mục tiêu và làm cho nó đi chệch hướng. Khibiny tăng khả năng sống sót của máy bay từ 25 - 30 lần.
Theo lời Phó tổng giám đốc công ty Kret - ông Vladimir Mikheev, tất cả các chiến đấu cơ mà Nga đã mất ở Georgia không được cài đặt các phương tiện tác chiến điện tử, thực tế này đã gây ra tổn thất về trang bị quân sự của Nga.
Khibiny hiện đang được cài đặt trên gần như tất cả các chiến đấu cơ dòng Sukhoi trong Không quân Nga và trong tương lai hệ thống này còn được tích hợp trên những dòng máy bay khác hiện có của nước này.