Nga sẽ phải cạnh tranh mạnh để bán vũ khí cho Việt Nam

Hải Vy |

Theo chuyên gia phân tích Ben Moores, Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các công ty vũ khí phương Tây.

Defense News đưa tin, Nga đang tích cực củng cố vị thế tại châu Á, sau khi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu khiến ngành công nghiệp quốc phòng nước này bị hất khỏi thị trường phương Tây.

Theo báo cáo công bố hồi đầu năm nay của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), hơn 60% sản lượng xuất khẩu vũ khí Nga được cung cấp cho châu Á và châu Đại Dương.

Hai khách hàng lớn nhất của Nga trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong giai đoạn 2010-2014, lượng vũ khí Nga xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt là 39% và 11% tổng xuất khẩu vũ khí của Nga.

Mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa Nga và phương Tây đã đổ vỡ vào năm ngoái do sự can thiệp của Moscow vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Vì thế, Kremlin và các quan chức chính phủ cấp cao của Nga đã thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc để chống lại ảnh hưởng của phương Tây.

Điều này đã dẫn đến một loạt tuyên bố về các dự án hợp tác giữa 2 phía, từ hợp tác thiết kế và sản xuất máy bay vận tải mới tới trực thăng hạng nặng, thậm chí Nga còn đề nghị cung cấp cho Trung Quốc các động cơ rocket phục vụ chương trình không gian.

“Nga có thể giành thị phần lớn hơn ở thị trường châu Á nhờ đưa ra nhiều điều khoản hấp dẫn trong hợp đồng” – Chuyên gia phân tích Pyotr Topychkanov tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận định.

Đặc biệt, Nga có cơ hội mở rộng hợp tác với Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Bangladesh và Pakistan.

Song ông Topychkanov cho biết: “Tôi sẽ không quá lạc quan về cơ hội của Nga ở châu Á.

Các nước xuất khẩu dầu như Việt Nam đã nhận thấy họ cần xem xét lại nhu cầu quân trang, trong khi các hãng xuất khẩu vũ khí khác ngày càng xông xáo và linh hoạt hơn trong các thỏa thuận với những quốc gia mà trước đây không chấp nhận họ”.


Trung Quốc đang đầu tư phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

Trung Quốc đang đầu tư phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

Một thách thức khác là những khách hàng chính của Nga, như Ấn Độ và Trung Quốc, đang phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nội địa để tiến tới khả năng tự cung tự cấp, thậm chí trở thành đối thủ cạnh tranh của Nga.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay, vũ khí Mỹ vẫn có sức hút rất mạnh mẽ.

Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sắp tới sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí Nga.

Tuy nhiên, nước này vẫn tụt hậu trong lĩnh vực chế tạo hệ thống phòng không và đang phải xếp hàng để mua hệ thống tên lửa thế hệ mới S-400 của Nga. Thỏa thuận giữa 2 nước đã được thông báo hồi tháng 4 năm nay.

 

S-400 tiêu diệt mục tiêu trong đêm

Tại Ấn Độ, Nga đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khắc nghiệt khi New Delhi tiếp tục đẩy mạnh chương trình sản xuất vũ khí trong nước, yêu cầu Nga phải thiết lập các dây chuyền sản xuất một số loại khí tài tại Ấn Độ.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia phân tích Ben Moores của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Ấn Độ đã chuyển sang mua máy bay do Mỹ chế tạo.

Gần đây, New Delhi tuyên bố sẽ chỉ mua các tàu được lắp ráp tại Ấn Độ, đồng thời tiếp tục theo đuổi xu hướng dài hạn là lắp ráp các loại xe quân sự trong nước.


Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ (Ảnh: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) và người đồng cấp Ấn Độ vui vẻ bắt tay sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng).

Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ (Ảnh: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) và người đồng cấp Ấn Độ vui vẻ bắt tay sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng).

“Tôi không chắc sắp tới Nga có thể bán vũ khí cho quốc gia nào. Việt Nam là khách hàng then chốt của Nga nhưng hiện nay, các công ty phương Tây tại Việt Nam đang ra sức chào bán sản phẩm của họ.

Còn Indonesia dù là thị trường đang phát triển nhanh chóng nhưng Hàn Quốc cũng đang làm ăn rất tốt tại đó” – ông Ben Moores nói thêm.

Dù theo truyền thông Nga, các mẫu máy bay chiến đấu của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nước nhỏ hơn tại châu Á như Malaysia nhưng những quốc gia này không có đủ nguồn tài chính để giúp Nga cân đối thị phần suy giảm tại Ấn Độ và Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại