Nga: Nực cười, Mỹ "khổ não" vì TQ bắn hạ... vệ tinh thời tiết

Nhật Minh |

Theo Sputnik, lo sợ bị tấn công không gian nhưng ngoài những lời lẽ “xui xẻo, khoa trương” như trời sập đến nơi, các quan chức Lầu Năm Góc lại không đưa ra được bằng chứng cụ thể.

“Các đối thủ đang phát triển vũ khí động học, vũ khí năng lượng định hướng cùng vũ khí mạng để khắc chế, làm suy yếu và phá hủy năng lực không gian của chúng ta”.

Đó là lời cảnh báo của Tướng Không quân Mỹ John Hyten, người đứng đầu Bộ chỉ huy Không gian trước Tiểu ban các lực lượng chiến lược thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba (15/3).

“Họ biết rõ sự phụ thuộc của chúng ta vào không gian và hiểu rõ lợi thế cạnh tranh mà chúng ta có được từ không gian. Chúng ta cần phải cảnh giác hơn bao giờ hết” – ông Hyten khẳng định.

Theo hãng tin Sputnik (Nga), ông Hyten đang vận động cho một nhóm nghiên cứu dự án mới của Không quân, mục đích duy nhất của họ là nhằm bảo vệ các cơ sở, trang thiết bị không gian của Mỹ trước “các hành động gây hấn” của nước ngoài.

Hôm thứ Ba, ông Hyten đã cảnh báo rằng các vệ tịnh trong Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ rất dễ bị tấn công.

Trung tướng David Buck, chỉ huy đội Thành phần Liên kết của Bộ chỉ huy Không gian Mỹ đã chứng nhận lời cảnh báo của ông Hyten.

“Nói đơn giản thì không có một ngóc ngách nào trong cấu trúc không gian của chúng ta không gặp nguy hiểm.

Nga xem sự phụ thuộc của Mỹ vào không gian là một lỗ hổng có thể khai thác và họ đang tiến hành nhiều cách để tăng cường khả năng đối phó trong không gian” - ông Buck tuyên bố.

Buck cũng lên tiếng cảnh báo việc Trung Quốc thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược – thực chất là đơn vị tác chiến mạng và tác chiến không gian.

Ảnh: Tranh biếm họa Trung Quốc phóng thử tên lửa tiêu diệt vệ tinh, Mỹ lo ngại
Ảnh: Tranh biếm họa Trung Quốc phóng thử tên lửa tiêu diệt vệ tinh, Mỹ lo ngại

Cũng theo ông Buck, Trung Quốc đang phát triển và đã cho ra đời những công nghệ có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh, thiết bị gây nhiễu hệ thống liên lạc trên mặt đất và các vũ khí laser có thể làm mù hoặc vô hiệu hóa vệ tinh.

“Ngoài ra, họ còn tiếp tục hiện đại hóa chương trình không gian để củng cố khả năng theo dõi mục tiêu trong thời gian gần với thời gian thực, chỉ huy và điều khiển các lực lượng đã triển khai, cũng như khả năng tấn công chính xác tầm xa” – ông Buck nói.

Tuy nhiên, theo Sputnik, ngoài những lời lẽ “xui xẻo”, “khoa trương” như trời sập đến nơi, các quan chức Lầu Năm Góc lại không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào và chỉ có những giải pháp mơ hồ để đối phó với mối đe dọa đáng sợ mà họ vẽ ra.

Báo Nga cho rằng phần lớn luận điệu thổi phồng “sặc mùi viễn tưởng”, “cực đoan” này xuất phát từ nỗi lo sợ bị cắt giảm nguồn ngân sách không gian quốc phòng hiện nay.

Tháng trước, trao đổi với tờ Defense One, ông Hyten cho biết Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ đang giám sát chặt chẽ các vị trí của vệ tinh Nga và tuyên bố “chúng tôi giám sát vị trí của nó mọi lúc”.

Tương tự, Không quân Mỹ đã tỏ ra rất “khổ não” khi Trung Quốc quyết định bắn hạ một trong những vệ tinh thời tiết của nước này vào năm 2007.

Mặc dù đây là một cách hiệu quả để loại bỏ các vệ tinh cũ hỏng nhưng Washington lại xem đó là một minh chứng cho khả năng tấn công của Bắc Kinh.

Ngoài ra, theo Sputnik, Mỹ còn lên án vụ phóng vệ tinh gần đây của Triều Tiên và là “đầu sỏ” trong việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng.

Năm 2015, Mỹ ghi nhận có 261 trường hợp vệ tinh thông tin của nước này bị gây nhiễu.

Nhưng khi tờ Breaking Defense đặt đâu hỏi rằng trong số đó có bao nhiêu trường hợp do Trung Quốc và Nga gây ra, ông Hyten khi đó trả lời: “Tôi thực sự không rõ. Tôi đoán là không”.

Cũng trong tháng 12 năm 2015, ông Hyten từng thừa nhận rằng Mỹ có thể đã vô tình gây nhiễu chính vệ tinh của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại