Triều Tiên đang cố "đo giày theo chân"

Thường mọi người đều cho rằng chiến tranh Triều Tiên đã là quá khứ, nhưng trên thực tế, Hàn Quốc và Triều Tiên mới chỉ ký kết hiệp định tạm thời đình chiến tháng 7/1953 chứ không phải là hiệp định hòa bình. Điều này có nghĩa, chiến tranh lại có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nhưng thực sự khả năng này có xảy ra hay không.

Ngày 05/03, người phát ngôn của quân đội Triều Tiên tuyên bố, Triều Tiên sẽ không thừa nhận “Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên” nữa, quân giải phóng nhân dân Triều Tiên sẽ đình chỉ hoàn toàn hoạt động của phái bộ Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, “Hiệp định đình chiến” sẽ hoàn toàn vô hiệu lực. Nguyên nhân chủ yếu của hành động cứng rắn này xuất phát từ cuộc tập trận liên quân Mỹ - Hàn trong tháng này.

Thường mọi người đều cho rằng chiến tranh Triều Tiên đã là quá khứ, nhưng trên thực tế, Hàn Quốc và Triều Tiên mới chỉ ký kết hiệp định tạm thời đình chiến tháng 7/1953 chứ không phải là hiệp định hòa bình. Điều này có nghĩa, chiến tranh lại có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Triều Tiên thường xuyên đưa ra các tuyên bố cứng rắn đối với Mỹ và Hàn Quốc, động thái đòi hủy bỏ “Hiệp định đình chiến” hôm 05/03 vừa qua không phải là lần đầu Bình Nhưỡng làm như vậy. Nếu như Mỹ - Hàn - Triều không còn ràng buộc bởi một “tờ giấy vô nghĩa”, 2 bên quay trở lại “trạng thái chiến tranh” như 60 năm về trước, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lại một lần nữa rơi vào vòng xoáy của đối đấu căng thẳng.

Cả 2 bên đều không muốn chiến tranh xảy ra (Ảnh: Tên lửa Scud-B của Triều Tiên)

Cần phải chỉ ra, cuộc diễn tập liên hợp lần này của Mỹ - Hàn nhằm vào Triều Tiên là hành động thiếu sáng suốt. Thực lực của 2 nước này hơn Triều Tiên rất nhiều, trước khi tổ chức diễn tập họ cần phải xét đến cảm giác của Triều Tiên đối với cuộc diễn tập lần này như thế nào và những hậu quả thực tế mà nó đem lại cho họ.

Có lẽ Washington và Seoul chỉ muốn răn đe Bình Nhưỡng nhưng dọa dẫm cũng nhiều năm rồi mà thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên vẫn cứ nổ ra. Nếu như Mỹ - Hàn ngay cả điều đó mà cũng không thông suốt, chỉ muốn Triều Tiên thấy sợ mà rút lui thì họ nên chuẩn bị đối mặt với một tình huống xấu hơn là vừa..

Nhưng cũng phải thừa nhận là hành động lần này của Triều Tiên cũng hơi thái quá. Đây không phải là lần đầu Mỹ và Hàn Quốc tổ chức diễn tập quân sự liên hợp, mà nó cũng không phải là một cuộc diễn tập lớn nhất trong năm nay. Bình Nhưỡng đột nhiên nâng mức độ đối đầu giữa hai bên khi lớn tiếng đòi xóa bỏ thỏa thuận đình chiến có thể khiến cho quy mô trả đũa lần này của 2 bên có thể sẽ cao hơn nhiều so với quá khứ.

Cũng không loại trừ khả năng Triều Tiên đang dọa nạt Mỹ và Hàn Quốc. Ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 3, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã phải nhóm họp nhưng do dự không tiến hành bỏ phiếu thông qua một nghị quyết trừng phạt. Mãi đến ngày 07/03, Hội đồng mới thống nhất ra một Nghị quyết trừng phạt nhằm hạn chế hoạt động của các ngân hàng Triều Tiên bị nghi ngờ cung cấp tiền cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Nghị quyết còn bao gồm các biện pháp tăng cường giám sát các chuyến tàu và máy bay vận tải khả nghi của Triều Tiên và mở rộng những lệnh cấm trước đó đối với 3 quan chức Triều Tiên và 2 công ty thuộc ngành công nghiệp vũ khí của nước này.

Tên lửa Unha - 3 đưa vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên lên quỹ đạo

Đây là một nghị quyết thực chất “có cũng như không” vì trên thực tế tất cả các hành động trên của Liên hợp quốc đều đã được triển khai đã lâu, chỉ có điều nó không được luật hóa bằng một nghị quyết mà thôi.

Về phía Bình Nhưỡng, những động thái quyết liệt của họ được cho là hành động gây áp lực lên Mỹ và Hàn Quốc trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. Nhưng Triều Tiên cũng nên xem xét một vấn đề là có thể Mỹ - Hàn không dọa nạt được họ thì với thực lực của mình, Triều Tiên có thể dọa dẫm được 2 nước này hay không?

Triều Tiên không nên quá tin vào câu ngạn ngữ: “đo giày theo chân”, họ không đủ lực để thông qua các phản ứng quá khích bắt “đôi giày” kia phải chiều theo “đôi chân”, chỉ sợ là sau khi căng thẳng leo thang thì Triều Tiên lại gặp nhiều bất lợi hơn so với liên quân 2 nước kia.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên thật giống như câu nói: “Một bàn tay không thể vỗ thành tiếng”, cả Mỹ - Nhật – Hàn đều đều có trách nhiệm trong cục diện căng thẳng hiện nay, những chính sách chủ yếu mà các bên áp dụng đều đã thất bại thảm hại.

Vĩ tuyến 38 chỉ là ranh giới tạm thời ngăn cách 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên sau “Hiệp định đình chiến” tạm thời

Về phần Mỹ, họ không muốn Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đều đã có rồi, Hàn Quốc thì không muốn an ninh của mình bị đe dọa nhưng hiện nguy cơ đang ngày càng lớn, Triều Tiên tuy thử thành công vũ khí hạt nhân nhưng quốc gia vẫn nghèo đói và ngày càng bị cô lập.

Hiện nay, tuy cục diện mỗi ngày một căng thẳng, cả Mỹ - Hàn và Triều Tiên hiện nay đều là cái “họa tâm phúc” trong lòng mỗi nước nhưng đều e dè trước thực lực của nhau, thực sự chiến tranh khó có thể vượt qua đường ranh giới chia cắt Nam và Bắc Triều Tiên 60 năm qua là vĩ tuyến 38.

Trong tình huống xấu nhất, chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên, cả 2 bên đều là những kẻ thất bại. Họ đều biết rằng với những vũ khí tiên tiến có độ hủy diệt ghê gớm, không ai có thể lường trước điều gì có thể xẩy ra khi mật độ dân cư và các cơ sở kinh tế của các bên đều tập trung vào những khu vực trọng điểm trong tầm nhìn thấy.

Trong chiến tranh hiện đại, kể các bên mạnh hơn cũng không thể tự coi là chiến thắng, chỉ cần sơ sẩy một chút, thắng lợi của họ cũng phải trả giá rất đắt. Vì vậy hiện không ai muốn khai chiến nhưng cũng không thể tỏ ra là kẻ hèn yếu, thực sự cả 2 phía đều là những “kịch sĩ đại tài”. Vì vậy, tuy nguy cơ đang tiềm ẩn nhưng khả năng chiến tranh là điều rất khó xảy ra.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại