Mỹ chuẩn bị thế nào cho chiến tranh đô thị năm 2030?

Thảo Hương |

Nhà phân tích Alex Ward có bài phân tích về nguy cơ xảy ra chiến tranh đô thị ngay tại Mỹ trong 15 năm nữa trên trang National Interest.

Đang có nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới, tại sao Mỹ cần phải quan tâm về tương lai của chiến tranh đô thị? Nói đơn giản, đó là nơi mà mọi người vừa bảo vệ vừa chiến đấu, và hầu hết các lợi ích của Mỹ đều sẽ nằm ở đó.

Trong báo cáo "Xu thế của thế Giới năm 2030" của Hội đồng chiến lược quốc gia Mỹ dự đoán vào năm 2030, 60 % dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố, một sự gia tăng đáng kể so với 47 % vào cuối thế kỷ 20.

Nơi mà mọi người tập trung tới, ở đó cũng là trung tâm của " hoạt động chính quyền, thương mại, thông tin liên lạc, và giao thông". Nói cách khác, nếu Mỹ muốn đảm bảo lợi ích của mình trong tương lai, họ phải tiến hành ở các thành phố.

Việc mọc tăng các thành phố lớn, các khu đô thị có dân số lên đến 10 triệu người và hơn nữa, khiến khả năng tác chiến ở địa hình đô thị trở nên phức tạp đáng kể.

Trong khi một số thành phố lớn nhất trên thế giới (dự kiến vào năm 2030) tương đối an toàn, như Tokyo, Thượng Hải và Bắc Kinh, thì ở các thành phố như New Delhi, Karachi và Lagos rất có thể sẽ là trung tâm của tình trạng bất ổn.

Khi các thành phố phát triển đến tình trạng siêu đô thị, chúng ta nên chuẩn bị tâm lý, đó là quá trình đô thị hóa này sẽ làm quá tải các cơ sở hạ tầng đô thị và không gian trong thành phố, tạo sự chia rẽ trong xã hội, tất cả đều sẽ dẫn đến những xung đột chính trị - xã hội.

Các thành phố với hệ thống quản lý hành chính nghèo nàn sẽ thất bại khi những vấn nạn trên sẽ trở nên rắc rối hơn.

Hệ thống quản lý kém ở các khu vực đô thị lớn sẽ trở thành một mảnh đất màu mỡ cho tổ chức tội phạm, khủng bố và các hình thức bạo lực khác. Chúng sẽ đe dọa lợi ích của người dân, của Mỹ, các đối tác và đồng minh của họ.

Thật vậy, sự bất ổn được dự đoán sẽ phổ biến hơn sự ổn định trong tương lai gần, Mỹ và những đồng minh của họ sẽ rất vất vả để có thể vãn hồi trật tự.

Dù với ưu thế hiện có của Mỹ, địa hình siêu đô thị sẽ là một bộ cân bằng tuyệt vời cho các đối thủ của họ.

Tại những địa thế chiến trường như vậy, các lực lượng quân sự có thể tham chiến một cách dễ dàng, nhưng sẽ khó khăn hơn để rút lui; các vụ phục kích sẽ dễ dàng thực hiện hơn và phổ biến hơn.

Lính bộ binh sẽ tham chiến nhiều hơn; địa hình thuận lợi cho phòng thủ; và ưu thế cơ động của những thiết bị quân sự tiên tiến sẽ bị thất bại.

Tất cả điều này cho phép các lực lượng yếu kém hơn có thể áp đặt một thách thức lớn cho Mỹ và liên minh của họ, khi cuộc chiến đối đầu trở nên rất cá nhân: trên đường phố này tới đường phố khác, sau cánh cửa này tới của khác và mặt đối mặt.

Xét một khía cạnh thì thời kỳ chiến tranh đô thị đã xảy ra.

Các cuộc giao tranh ở Mogadishu, thủ đô Somali, các thành phố của Iraq và cả cuộc tấn công báo Charlie Hebdo cho thấy một dạng xung đột sẽ diễn ra thường xuyên, phức tạp hơn và sẽ còn nhiều vụ “dễ ghi hình” hơn nữa, do sự gia tăng của công nghệ thiết bị cầm tay.

Thất bại trong việc thích ứng với thực tế này sẽ làm suy yếu khả năng của quân đội Mỹ là một công cụ hiệu quả, từ đó làm suy yếu hệ thống chính quyền.

Việc chuẩn bị đầy đủ để có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh đô thị sẽ đòi hỏi huấn luyện tập trung và phi tập trung lãnh đạo, tích hợp các công nghệ mới và khả năng xây dựng và lãnh đạo một mạng lưới quân sự và dân sự.

Làm thế nào Mỹ có thể chuẩn bị quân đội của mình cho chiến tranh đô thị với quy mô lớn trong tương lai gần?

Như với hầu hết các thách thức đối với quân đội Mỹ, nó bắt đầu bằng việc huấn luyện bộ binh và lính thủy đánh bộ (thủy quân lục chiến). Các đại đội và các tiểu đoàn sẽ được triển khai vào chiến trường siêu đô thị.

Tại các đơn vị này, sĩ quan chỉ huy gần như có đầy đủ quyền hạn điều hành.

Vì vậy, người chỉ huy phải được đào tạo tốt, để có thể có những quyết định chớp nhoáng, biết cân đối những quyết định chiến thuật tốt nhất, phù hợp với văn hóa và những giá trị vùng miền của các thành phố.

Hơn bao giờ hết, sự linh động, kiên nhẫn và khả năng hòa nhập phải được phát triển trong hàng ngũ quân đội.

Chiến thắng trong một trận chiến đô thị có thể được quyết định bởi tính quyết đoán của người chỉ huy đại đội hoặc tiểu đoàn, vì vậy quân đội phải đảm bảo trách nhiệm được giao cho đúng người được huấn luyện kỹ càng.

Họ sẽ khéo léo đối phó với một hình thức mới của chiến tranh bị hạn chế tối đa về mọi mặt, nơi số lượng mục tiêu không được xác định cho mỗi lần xuất kích, và tại đó khó phát hiện các mục tiêu nhưng lại dễ bị tiêu diệt hơn.

Trong chiến tranh, chỉ có trí thông minh là chưa đủ. Quân đội phải được trang bị tốt với các công nghệ hữu ích nhất và được đào tạo các chiến thuật hiệu quả nhất trong tương lai. Ngoài việc dễ dàng di chuyển với vũ khí nhẹ, bộ binh sẽ cần ba loại thiết bị.

1) Thiết bị cảm biến, video.

2) Điều khiển, kiểm soát và hệ thống thông tin liên lạc với độ bảo mật cao.

3) Công nghệ 3 chiều như các công cụ in ấn và trực quan.

Để đảm bảo những người lính đến được chiến trường, quân đội sẽ cần phải đầu tư rất nhiều vào phương tiện lội nước, vì nhiều siêu đô thị lớn sẽ nằm ở các khu vực ven biển.

Quân đội cũng phải làm việc rất chặt chẽ với các ngành công nghiệp quốc phòng để có được những khí tài cần thiết cho quân đội để giành chiến thắng.

Tuy nhiên, có những vấn đề phức tạp, những thế lực thù địch sẽ có thể truy cập dễ dàng các công nghệ tiên tiến từng của riêng của chính phủ.

Mỹ phải đảm bảo họ có một hệ thống thông tin tình báo chính xác, để hiểu được khả năng công nghệ của đối thủ và có những bước chuẩn bị đối phó.

Trên một mức độ chiến lược hơn, Mỹ phải nhận ra họ chỉ có thể giành chiến thắng trong trận chiến siêu đô thị với các đồng minh và đối tác của mình.

Tuy nhiên, nhiều đồng minh của Mỹ lại không có kinh nghiệm và khả năng như Mỹ để chiến đấu trong các thành phố, không tính đến những đồng minh quá nhu nhược và yếu kém.

Mỹ sẽ phải nâng cao năng lực cho đồng minh thông qua hợp tác quốc phòng, huấn luyện, tập trận và nhiều hơn nữa.

Mỹ cũng nên xem xét việc là trung tâm của một mạng lưới các nhóm phi quân sự để giải quyết những thách thức an ninh đô thị, như quản trị, lập chính sách, các chức năng dịch vụ và nhiều hơn nữa.

Điều đó có nghĩa là quân đội phải làm việc với các nhà lãnh đạo dân sự về quản trị và các mục đích nhân đạo; với người dân địa phương; dẫn dắt việc phối hợp giữa tất cả các bên liên quan hướng tới chiến thắng.

Để thực hiện điều này, quân đội phải là một phần trung tâm đối phó những khủng hoảng siêu đô thị, nhưng vẫn phải giữ trong tâm trí rằng giải pháp vũ trang không phải là câu trả lời duy nhất cho mọi vấn đề ở siêu đô thị.

Các dấu hiệu của chiến tranh đô thị đang hiện lên và mạnh mẽ hơn. Ví dụ cuộc chiến chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và những cuộc chiến được lên kế hoạch trong tương lai.

Không có nhiều thời gian dành cho quân đội để làm việc xác định và đào tạo hàng loạt những người chỉ huy kiên quyết kế tiếp, những người sẽ giải quyết những vấn đề phức tạp này.

Thêm vào đó, không có nhiều thời gian cho thế giới chuẩn bị cho những gì sẽ thúc đẩy xung đột toàn cầu và do đó con người sẽ đau khổ trong thế giới ngày mai.

Tiến hành các công việc đó ngay bây giờ để giữ các thành phố lớn an toàn sẽ tránh được các vấn đề an ninh lớn hơn trong tương lai.

Tác giả Alex Ward là phó chủ nhiệm trung tâm Scowcroft Brent về an ninh quốc tế, nơi ông chuyên về chính sách quốc phòng Mỹ, chiến lược và các vấn đề quân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại