Máy bay ném bom “lỡ hẹn” với Không quân Việt Nam

Không quân Nhân dân Việt Nam suýt được trang bị máy bay ném bom chiến thuật Tupolev Tu-2 của Liên Xô.

Theo tạp chí AirForce Monthly, cuối những năm 1950, Việt Nam từng cử một đoàn học viên đi học lái loại máy bay ném bom Tupolev Tu-2.
Theo tạp chí AirForce Monthly, cuối những năm 1950, Việt Nam từng cử một đoàn học viên đi học lái loại máy bay ném bom Tupolev Tu-2.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc này Đảng và Nhà nước chỉ đạo cần phải khẩn trương xây dựng lực lượng không quân để bảo vệ bầu trời đất nước. Tháng 3/1956, nhóm học viên 110 người được chọn ra để gửi ra nước ngoài học tập. Trong số đó, có một nhóm do đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái máy bay ném bom Tu-2 ở Học viên Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc này Đảng và Nhà nước chỉ đạo cần phải khẩn trương xây dựng lực lượng không quân để bảo vệ bầu trời đất nước. Tháng 3/1956, nhóm học viên 110 người được chọn ra để gửi ra nước ngoài học tập. Trong số đó, có một nhóm do đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái máy bay ném bom Tu-2 ở Học viên Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).
Máy bay ném bom hạng nhẹ hoạt động ban ngày Tu-2 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) phát triển từ những năm 1940. Loại máy bay này đã được sử dụng trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô cho tới cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Máy bay ném bom hạng nhẹ hoạt động ban ngày Tu-2 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) phát triển từ những năm 1940. Loại máy bay này đã được sử dụng trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô cho tới cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Tu-2 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào với khoang chứa bom rộng, và tốc độ cao tương đương với máy bay tiêm kích.
Tu-2 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào với khoang chứa bom rộng, và tốc độ cao tương đương với máy bay tiêm kích.
Tu-2 dài 13,80m, sải cánh 18,86m, cao 4,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,7 tấn.
Tu-2 dài 13,80m, sải cánh 18,86m, cao 4,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,7 tấn.
Chiếc Tu-2 nhìn từ phía sau.
Chiếc Tu-2 nhìn từ phía sau.
Máy bay được vận hành bởi một kíp lái 4 người.
Máy bay được vận hành bởi một kíp lái 4 người.
Khoang chứa bên trong máy bay mang được 1,5 tấn bom. Ngoài ra, máy bay còn trang bị 2 pháo 20mm và 3 súng máy 7,62mm để tự phòng vệ trên không chống máy bay tiêm kích địch.
Khoang chứa bên trong máy bay mang được 1,5 tấn bom. Ngoài ra, máy bay còn trang bị 2 pháo 20mm và 3 súng máy 7,62mm để tự phòng vệ trên không chống máy bay tiêm kích địch.
Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Shvetsov Ash-82 cho phép đạt tốc độ 521km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay tới 9.000m.
Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Shvetsov Ash-82 cho phép đạt tốc độ 521km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay tới 9.000m.
Mặc dù theo kế hoạch ban đầu thì đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái Tu-2 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau đó đồng chí đã được điều sang dẫn đầu đoàn học lái tiêm kích MiG-17F. Về phần Tu-2, nó cũng không bao giờ được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam sau này.
Mặc dù theo kế hoạch ban đầu thì đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái Tu-2 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau đó đồng chí đã được điều sang dẫn đầu đoàn học lái tiêm kích MiG-17F. Về phần Tu-2, nó cũng không bao giờ được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam sau này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại