"Mắt thần" di động đáng mơ ước của Việt Nam

Vostock-E là loại radar di động tối tân của quân đội Việt Nam mà rất nhiều nước muốn có nhưng chưa thể mua.

Ứng dụng các công nghệ tàng hình trong thiết kế chế tạo các máy bay chiến đấu đã đặt ra những thách thức rất lớn cho lực lượng radar cảnh giới, trong đó có lực lượng radar của Việt Nam. Trước những thách thức đó, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển nhiều giải pháp để “vạch mặt” những máy bay tàng hình từ xa.

Các radar chủ động thường gặp khó khăn trong việc phát triển các máy bay tàng hình nhưng với các radar sử dụng băng tần VHF, bước sóng dài tỏ ra rất hiệu quả trong việc phát hiện các máy bay tàng hình. Từ lợi thế này, các nhà thiết kế Belarus đã phát triển thành công radar mạng pha di động kỹ thuật số Vostock.

Radar Vostock do phòng thiết kế Agat/KB Radar, CH Belarus, phát triển. Đây là một trong những phòng thiết kế radar nổi tiếng thời Liên Xô. Radar được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm công nghiệp MILEX-2007 diễn ra tại thủ đô Minsk, Belarus.

Vostok sử dụng ăng-ten mạng pha hoạt động phát - thu bằng cách bức xạ tín hiệu thông qua các mô-đun xử lý. Radar hoạt động ở băng tần VHF có tần số trung tâm 175 MHz, đổi tần linh hoạt với trên 50 kênh, sử dụng 1 trong 2 tần số nhảy ngẫu nhiên để tăng khả năng kháng nhiễu cũng như đối phó với các loại tên lửa chống bức xạ.

Các nhà thiết kế Belarus đã áp dụng rất nhiều thuật toán xử lý tín hiệu mới, cho phép nâng cao độ chính xác, cải thiện khả năng bám bắt mục tiêu trong môi trường lộn xộn. Hiệu suất hoạt động của radar Vostock tăng thêm từ 30-40% so với radar P-18M nâng cấp.

Xe ăng-ten của radar Vostock-E ở trạng thái hành quân, lợi thế của radar này là khả năng cơ động rất cao cùng thời gian triển khai và thu hồi rất nhanh. Ảnh: Ausairpower.

Sai số đo xa của radar này chỉ là +/- 25m, sai số phương vị +/- 1độ, sai số tốc độ +/- 1,8m/giây. Theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp, Vostock có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A ở cự ly 72 km trong môi trường nhiễu nặng, tầm trinh sát tối đa 350 km. Radar có khả năng bám bắt cùng lúc không dưới 120 mục tiêu.

Phòng điều khiển được trang bị màn hình hiển thị các tham số về mục tiêu ở dạng bản đồ, tạo thuận lợi cho ê kíp vận hành trong quản lý mục tiêu. Một hệ thống Vostock bao gồm, 1 xe mang ăng-ten, trạm điều khiển tự động từ xa và một máy phát điện diesel. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe việt giã MZKT 65273-020 6x6.

Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe ăng-ten và thiết bị tới 500 m. Máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50 m nhằm bảo vệ ê kíp vận hành trong điều kiện trạm radar bị trúng hỏa lực của đối phương.

Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút. Ê kíp vận hành chỉ có 2 người nên rất phù hợp với chiến thuật “bắn - chuồn” một yêu cầu rất cao trong thời buổi tác chiến công nghệ cao nơi mà “ai nhanh hơn người đó thắng”.

Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của loại radar tối tân được giới phân tích quân sự nhận định sẽ làm giảm khả năng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ. Ảnh: Ausairpower.

Vostock được sản xuất với 2 biến thể khác nhau, Vostock-D dành cho quân đội Belarus và Vostock-E dành cho xuất khẩu. Tờ Wantchinatimes trong tháng 7/2013 đưa tin, Việt Nam đã lên kế hoạch mua 20 hệ thống radar Vostock-E, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống radar tối tân này.

Vostock là loại radar mà rất nhiều quốc gia khác mơ ước. Mắt thần này kết hợp với radar 55Zh6UE NEBO-UE, hệ thống trinh sát thụ động Kolchuga, tạo nên mạng lưới mắt thần đón lõng mọi mục tiêu có ý định xâm nhập chủ quyền quốc gia Việt Nam.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại