M-46 130 mm là lựu pháo nòng dài do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào giai đoạn 1946 - 1950, mã NATO của nó là M-1954, Tổng cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (GRAU) đặt định danh 52-P-547.
Pháo M-46 có trọng lượng 7.700 kg; chiều dài 11,73 m; chiều rộng 2,45 m; chiều cao 2,55 m; kíp chiến đấu 8 người.
Nòng của M-46 có chiều dài gấp 52 lần đường kính (6,76 m), cho tầm bắn xấp xỉ 27,5 km đối với đạn thường và lên tới 38 km khi sử dụng đạn tăng tầm; góc tà -2,5o - +45o; góc phương vị +50o; tốc độ bắn 5 - 8 phát/phút.
Pháo M-46 còn được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc với 2 biến thể Type-59 và Type-59-1.
Trong kháng chiến chống Mỹ, M-46 giữ vai trò chủ lực của pháo binh Việt Nam, đã "át vía" hoàn toàn "Vua chiến trường" M107 của Mỹ nhờ tầm bắn xa, tốc độ bắn cao và rất chính xác.
Khẩu đội pháo M-46 của Việt Nam diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Quân đội nhân dân.
M-46 có một "người em" được định danh là M-47, sản xuất với số lượng hạn chế trong giai đoạn 1954 - 1957, chúng có cùng khung giá với bề ngoài gần như giống hệt nhau và chỉ khác biệt ở cỡ nòng.
Pháo M-47 152 mm có trọng lượng 8.450 kg, bắn những viên đạn nặng 43,56 kg đi xa 20,5 km, tốc độ bắn khoảng 8 phát/phút.
Như vậy thông số chiến đấu của M-47 thua kém M-46 khá nhiều, đây chính là lý do của việc kém thành công của nó.
Pháo M-46 130 mm (ngoài cùng phía trái) và M-47 152 mm (bên cạnh).
Việt Nam cũng được Liên Xô viện trợ một lượng nhỏ lựu pháo nòng dài M-47, nhưng hầu như nó không để lại dấu ấn trên chiến trường.
Theo báo Quân đội nhân dân, hiện nay số lượng pháo M-47 còn lại đang được biên chế cho Quân chủng Hải quân để làm pháo phòng thủ bờ biển.