Lộ điểm yếu của dàn phi cơ trên tàu sân bay Trung Quốc

Defense News dẫn lời các chuyên gia cho rằng, tàu sân bay TQ có dàn phi cơ đông đảo gồm các chiến đấu cơ cùng các loại trực thăng khác nhau nhưng lại thiếu nhiều máy bay cần thiết.

Đánh giá này được ông Richard Fisher, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Chiến lược & Thẩm định Quốc tế (Mỹ) và ông Roger Cliff, thành viên Hội đồng Đại Tây Dương & Sáng kiến An ninh Châu Á đưa ra sau khi tờ báo Trung Quốc Shanghai Morning Post (28.8) công bố danh sách các máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Theo đó, lượng máy bay gồm tổng cộng 36 chiếc: 24 chiến đấu cơ J-15 Shenyang Shark, 6 máy bay trực thăng chống ngầm Z-18F Changhe, 4 trực thăng cảnh báo sớm Z-18J Changhe và 2 trực thăng cứu hộ Z-9C Harbin.

Tàu sân bay Liêu Ninh vắng bóng những máy bay cần thiết. Ảnh: Defensenews

Nhìn nhận chung về đội ngũ máy bay trên, ông Cliff cho rằng, tàu sân bay và máy bay đi kèm đều được dựa trên một hệ thống nước ngoài. Liêu Ninh là một con tàu do Nga sản xuất nhưng trang bị hệ thống của Trung Quốc.

Các máy bay trực thăng được dựa trên thiết kế của Eurocopter và các máy bay chiến đấu J-15 được dựa trên thiết kế của Nga Su-33. Sự pha trộn giữa máy bay chiến đấu và trực thăng như vậy được cho là giống như cách người Nga từng bố trí cho tàu sân bay này.

Theo chuyên gia Fisher, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có thể thực hiện tác chiến mở rộng nhờ các lực lượng phòng thủ như tên lửa đạn đạo của tàu ngầm dùng để chống lại tên lửa, đồng thời với sự hỗ trợ của các máy bay ném bom tấn công trên đất liền và các máy bay chiến đấu trên mặt nước.

Với đội hình này, Liêu Ninh có thể áp đảo hầu hết các lực lượng hải quân châu Á nhưng sẽ vẫn cần phải mở rộng hỗ trợ trên đất liền lớn hơn nữa mới có thể chống lại tàu sân bay của Mỹ.

Các chuyên gia nghi ngờ khả năng mang vũ khí của Z-18F trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Bên cạnh điểm yếu về sự hỗ trợ trên đất liền, chuyên gia Fisher còn đánh giá các loại trực thăng như Z-9 và Z-18 trên tàu sân bay Liêu Ninh có nhiều khiếm khuyết. Trong đó Z-9 vốn là dòng trực thăng do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Cáp Nhĩ Tân sản xuất, được cho là dựa trên loại trực thăng SA365/AS365 Dauphin 2 của Eurocopter, dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Riêng biến thể “EC” của Z-9 được trang bị sonar chống ngầm, ngư lôi và radar tìm kiếm bề mặt.

Tương tự Z-18 cũng có cả phiên bản dân sự và quân sự. Đáng lưu ý, theo Fisher, Z-18 có động cơ vốn chỉ là phiên bản cải tiến của động cơ cũ kĩ WZ6. Loại trực thăng này lại được trang bị tới 4 ống phóng ngư lôi Yu-7K hoặc 4 ống phóng tên lửa hành trình chống tàu YJ-91 (Kh-31P).

Đó là trang bị mà Fisher tỏ ra hoài nghi. “Tôi thấy không hợp lý khi Z-18 có thể mang tới 4 tên lửa YJ-91. Vì đó là một loại tên lửa lớn, mỗi quả nặng 600 kg”. Đồng quan điểm Cliff nói: “Hợp lý hơn sẽ không phải tên lửa hạng nặng mà có thể là C-701 với trọng lượng 117 kg. Tôi nghi ngờ Z-18 có thể mang cùng một lúc 32 phao âm sonar, 4 ngư lôi chống ngầm và 4 tên lửa hành trình chống tàu”.

Không chỉ vậy, Fisher còn tiết lộ rằng, tàu sân bay Liêu Ninh còn thiếu các radar tầm xa và máy bay chống ngầm cánh cố định. Điều này trước đây đã được James Bussert chỉ ra trong một cuốn sách “People’s Liberation Army Navy: Combat Systems Technology”.

Theo đó, Liêu Ninh sẽ cần phải có thêm máy bay tuần tra hàng hải trên bờ, chẳng hạn như Tupolev Tu-154 ASW, máy bay cảnh báo sớm Y-8 và máy bay điều khiển. Vì thực tế, khả năng vận chuyển và phạm vi hoạt động của trực thăng không bằng các loại máy bay cánh cố định được.

J-15 thực hành cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại