Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.
Vào ngày 22/3/2011, Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu tên lửa HQ-011 được đặt tên là Đinh Tiên Hoàng. Tiếp đó vào ngày 22/8/2011, lực lượng Hải quân tiếp tục được biên chế tàu HQ-012 và đặt tên là Lý Thái Tổ.
Hai tàu được đặt tên theo hai vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam trong thời kỳ độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc thể hiện khát vọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Tàu tên lửa HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng
Tàu tên lửa HQ-012 mang tên Lý Thái Tổ
Hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ neo đậu tại Cam Ranh
Đây là hai tàu tên lửa hiện đại nhất khu vực, thuộc lớp Gepard 3.9 nằm trong số 4 chiếc mà Việt Nam đặt hàng với Nga từ năm 2006. Tàu có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, trọng tải lên đến 2100 tấn, mức mớm nước 5,3 m, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7000 km, hoạt động liên tục 15 ngày, thủy thủ đoàn 98 người.
Tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tuần tra trên biển
Tàu được trang bị hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí hiện đại. Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo AK-176M 76,2 mm gồm 500 viên đạn, 2 pháo phòng không AK-630 CIWS 30 mm, mỗi khẩu là 2.000 viên; tổ hợp Uran gồm 8 tên lửa hành trình Kh-35E; 2 pháo phòng không AO-18K , mỗi pháo có 6 nòng 30 mm, 8 tên lửa 9M311 phòng không; 1 dàn hỏa tiễn chống tàu ngầm gồm 12 ống phóng RBU-6000, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép) gồm 12-20 ngư lôi . Tên lửa Kh-35 được xem là vũ khí chủ lực, được ví như thanh gươm chiến trận của hai vị vua mỗi khi ra trận.
Hệ thống trinh sát, tác chiến điện tử trên tàu bao gồm: hệ thống nhiễu Bell Squat kết hợp với kết cấu của tàu giúp cho nó có khả năng tàng hình trước ra đa của đối phương; ra đa Cross Dome; 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud; Sonar phát hiện tàu ngầm 4 hệ thống phun khói ngụy trang Pk-16 , tàu còn có 1 bãi đáp cùng 1 nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28 .
Hệ thống vũ khí trên tàu
Các ống phóng chứa tên lửa trên tàu - vũ khí được coi như những thanh gươm chiến trận của hai vua
Hiện hai tàu đồn trú tại quân cảng Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Có hỏa lực mạnh, khả năng cơ động nhanh, trinh sát và ngụy trang hiện đại hai tàu được xem là xương sống của hải quân Việt Nam, được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ lãnh hải, chống ngoại xâm, đặc biệt là phòng vệ với những động thái hiếu chiến của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Với những thanh gươm là tên lửa Kh-35E, có tầm bắn 130 km, tốc độ hành trình là 0,8 lần vận tốc âm thanh, có độ cao quỹ đạo cực thấp 3-5 m trên mặt sóng biển, hai tàu này có thể hạ gục những tàu mặt nước có trọng tải tới 5.000 tấn.
Tuần tra, quan sát, xử lý mục tiêu và khai hỏa
Theo kế hoạch trong hợp đồng đóng tàu, các tàu tàu hộ tống Gepard tiếp theo cho Việt Nam sẽ được khởi công trong tháng 6/2013. Hai tàu hộ tống Gepard 3.9 mới này sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2016 và 2017.
Bên cạnh được trang bị trên các tàu lớp Gepard 3.9, tên lửa Kh-35 còn được trang bị trên nhiều loại tàu khác nhau của Hải quân Việt Nam.
Mời các bạn đón đọc kỳ 7: Trung Quốc phải run sợ những con sói biển Việt Nam