Kịch bản mới nhất cho chiến tranh Triều Tiên tập 2

Triều Tiên sẽ khai hỏa KN-08, tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tiếp cận các căn cứ Mỹ tại Guam. Trạm Radar X đặt tại Nhật Bản sẽ phát hiện ra, hiệu lệnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu Nhật Bản và tàu Mỹ.

Các tàu khu trục U.S.S. Stetham, Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis sẽ khai hỏa tên lửa SM-3, tấn công và phá vỡ các đầu đạn của KN-08 ngay khi nó bắt đầu rời khỏi bệ phóng...

Gần 60 năm sau hiệp ước đình chiến 1953, người dân trên bán đảo Triều Tiên đã quá quen với những chiếc gai nhọn nổi lên định kỳ trong mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia. Đã có hơn 1 triệu dân thường và lính Triều Tiên đã chết trong cuộc chiến tranh liên Triều kéo dài trong 3 năm. Giờ đây, bán đảo này lại rơi vào một thời kỳ căng thẳng hơn bao giờ hết, như lưỡi dao đã kề vào cổ, chỉ một động thái leo thang có thể khiến cho chiến tranh bùng nổ.

Hé lộ kịch bản chi tiết chiến tranh Triều Tiên lần 2
Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un, thừa kế tâm lý hiếu chiến từ đời ông cha, cho đến nay, càng mong muốn mãnh liệt sự thể hiện quyền lực và thu hút người ủng hộ vào các kế hoạch chuẩn bị cho chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2

Khi đường băng đỏ duy nhất bị cắt đứt, chiến tranh sẽ nổ ra, tuy nhiên đó có thể chỉ là tính toán sai lầm và những hành động leo thang căng thẳng ở mức cao. Triều Tiên luôn có thiên hướng gây sự với phần còn lại của thế giới. Liên tiếp thử hạt nhân và tên lửa, cắt đứt đường dây nóng, từ bỏ hiệp ước đình chiến 1953, huy động lực lượng quân đội ra biên giới, đe dọa đóng cửa Kaesong. Trong năm 2010, Triều Tiên đã sử dụng tàu ngầm mini đánh chìm tàu hải quân Cheonan, nã pháo vào đảo Yeonpyeong, giết hại nhân viên quân sự của Hàn Quốc.

Vốn là đồng minh thân cận, Mỹ đã lên tiếng cam kết bảo vệ mình và bảo vệ Hàn Quốc, chống lại những lời đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ phía Triều Tiên. Điển hình là những hành động “lạnh lùng” nhưng quyết liệt như: Điều các loại máy bay chiến đấu hiện đại gồm máy bay ném bom B-52, chiến cơ tàng hình B-2 và chiến cơ vào bậc hiện đại nhất hiện nay F-22 tới tập trận chung với Hàn, điều động các hệ thống phòng thủ tên lửa bao vây bán đảo Triều Tiên cũng như để bảo vệ căn cứ quân sự tại đảo Guam.

Thêm vào đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Guen Hye cũng đã có những động thái cứng rắn và quyết liệt khi ra lệnh cho lực lượng quân sự nước này trong tư thế sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành vi khiêu khích nào từ phía Triều Tiên.

Mọi thứ đều đã được các bên sẵn sàng, liệu chiến tranh có được châm ngòi? Theo phân tích và giả định của các chuyên gia trên tạp chí "Chính sách đối ngoại" (Mỹ) cuộc chiến tranh này có thể sẽ bắt đầu theo một kịch bản "quen thuộc".

Kịch bản cuộc chiến tranh liên Triều

Giả sử một tai nạn xảy ra, có thể là tên lửa 'đi lạc', một sự cố trên biển, một vụ nổ súng gần Đường ranh giới Khu Phi quân sự của hai nước có thể kích hoạt hàng loạt hành động phản ứng vượt ngoài tầm kiểm soát.

Giả sử Bình Nhưỡng sẽ không làm giảm các hành động khiêu khích ở mức độ thấp và tìm đến một động thái táo bạo hơn. Triều Tiên sẽ tính toán rằng một cử chỉ táo bạo sẽ gieo nghi ngờ và bất đồng chính kiến ở Hàn Quốc, điều khiển sự rủi ro đến từ Hoa Kỳ và lôi đồng minh Trung Quốc vào chính cuộc chơi của mình với tư cách người bảo vệ cho hàng xóm mới nổi khi mà Bắc Kinh không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác.

Nếu điều nói trên xảy ra, nó có thể là sai lầm không thể cứu vãn.

Triều Tiên sẽ cho khai hỏa KN-08, tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tiếp cận các căn cứ Mỹ tại Guam. Trạm Radar X có trụ sở tại Nhật Bản sẽ phát hiện ra, hiệu lệnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu Nhật Bản và tàu Mỹ. Các tàu khu trục U.S.S. Stetham, Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis sẽ khai hỏa tên lửa SM-3, tấn công và phá vỡ các đầu đạn của KN-08 ngay khi nó bắt đầu rời khỏi bệ phóng.

Sự can thiệp thành công ngay lập tức được đánh bóng trên trường quốc tế và sẽ được coi là một thắng lợi nhưng sự liều mạng trước những lợi thế chiến thuật sẽ cho phép họ bảo vệ được các chương trình tên lửa và hạt nhân của mình. Các nhà lãnh đạo của Triều Tiên sẽ yêu cầu tấn công vào những tàu chiến của Hàn Quốc và các cơ sở quân sự được tăng cường sức mạnh  mà nước này đã làm từ năm 2010 để ngăn ngừa những biến cố tương tự.

Chế độ Triều Tiên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu tấn công dọc theo các biên giới hàng hải vì hai bên nhiều lần đã xảy ra những va chạm trong suốt 15 năm qua ở khu vực này. Tuy nhiên, Tổng thống Park của Hàn Quốc sẽ ngay lập tức có công điện yêu cầu máy bay chiến đấu F-15K được trang bị tên lửa AGM-84E SLAM, tăng cường đáp trả các tên lửa của Triều Tiên.

Hé lộ kịch bản chi tiết chiến tranh Triều Tiên lần 2
Bất cứ hành động vũ lực leo thang nào cũng có thể châm ngòi cho cuộc chiến liên Triều.

Trong một biện pháp phòng ngừa khác, Hàn Quốc cũng sẽ cho tấn công các tầu ngầm mini của Triều Tiên, như là sự trả đũa vụ làm chìm tàu Cheonan năm 2010. Quân đội chính quy Triều Tiên và các sỹ quan khác sẽ bị giết ngay trong vụ tấn công này.

Bình Nhưỡng sẽ đưa ra lời thề phản ứng tàn nhẫn và nã hàng loạt đạn nguy hiểm vào trung tâm Seoul, hy vọng gây sốc cho Nhà Xanh, buộc chính phủ Hàn Quốc phải ngay lập tức tìm kiếm một sự chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, khi kết thúc các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng, Triều Tiên coi như đã gây ra cuộc chiến tranh liên Triều lần thứ 2.

Chỉ huy các lượng lượng Hàn – Mỹ kết hợp thực hiện một kế hoạch đã được sắp xếp từ trước. Đó là liên quân sẽ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm và ném bom chùm từ máy bay B-2, loại bỏ 2 cơ sở tên lửa của Triều Tiên: Tonghae ở phía đông bắc và Sohae ở phía tây bắc, cả 2 đều khá gần với biên giới Trung Quốc. Triều Tiên sẽ đáp trả bằng tên lửa Scud, đồng thời sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông trung ương thông báo về khả năng quân đội nước này được trang bị các vũ khí sinh học.

Trung Quốc, trong động thái kiềm chế tất cả các bên, sẽ đổ quân và trang thiết bị qua biên giới để bảo vệ lợi ích của mình, lên một kế hoạch bí mật để tìm người thay thế cho Kim Jong Un, có thể đó sẽ là một viên tướng “hiểu biết rõ về sự phụ thuộc hoàn toàn của Triều Tiên vào đồng minh duy nhất của nó”. Kết quả hỗn độn sẽ dẫn đến một niềm tin rằng Triều Tiên, và không chỉ là chế độ của gia tộc Kim, đang sụp đổ. Trong khi đó, Hoa Kỳ lặng lẽ dấn thân vào vào một nhiệm vụ bí mật để bảo vệ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, khi mà nguy cơ chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2 chỉ mới chớm nở, tất cả các bên tham gia đã tính đến mở rộng các mục tiêu chiến lược của mình. Hàn Quốc ban đầu chỉ có một hy vọng duy nhất là buộc Triều Tiên bình tĩnh để quay trở lại bàn đàm phán về vũ khí hạt nhân, mở rộng quan hệ kinh tế liên Triều và nhân quyền. Thì giờ đây, nước này có một niềm tin Triều Tiên sẽ sụp đổ và bắt đầu thực hiện một chính sách thống nhất quyết đoán.

Trong khi đó, chính sách của Mỹ là ngăn chăn và chiến lược kiên nhẫn đã thất bại, do đó, Washington quyết định sẽ theo đuổi hoạt động phi hạt nhân hóa và thay đổi chế độ. Washington sẽ kết hợp với Seoul trong việc lập kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, trong đó sẽ thống nhất toàn bán đảo.

Trung Quốc, với vai trò kiềm chế sự gia tăng căng thẳng của đồng minh và không bao giờ có một giải pháp để kiểm soát Kim Jong Un, sẽ tìm kiếm một nhà lãnh đạo Triều Tiên mới có thể khôi phục lại sự ổn định. Trung Quốc cũng muốn nhà lãnh đạo mới này sẽ áp dụng những chính sách ủng hộ mình – trong đó bao gồm quyền tiếp cận ưu đãi các mỏ khoáng sản ở Triều Tiên cho các doanh nghiệp nhà nước của mình. Nga sẽ hỗ trợ Trung Quốc, với hy vọng về lời hứa hẹn được quyền truy cập tự do tới cảng nước ấm trong Khu đặc quyền kinh tế Rason ở đông bắc Triều Tiên.

Để bắt đầu một cuộc chiến sẽ dễ dàng hơn ngăn chặn nó. Trong trường hợp tốt nhất, Chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2 có thể kết thúc với một hội nghị quốc tế, dưới sự bảo trợ của ASEAN, trong đó, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ có lợi thế hơn liên minh Trung – Triều. Hội nghị sẽ giải quyết các vấn đề tiếp nhận và liên minh với Hàn Quốc, cũng như xác minh lại vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Việc dẫn đến chiến tranh có nhiều khả năng là bởi tính toán sai lầm hơn là sự lựa chọn có chủ ý. Kim Jong Un có thể không muốn có chiến tranh, nhưng trong bối cảnh căng thẳng tăng cao, có rất nhiều cách người ta có thể bắt đầu và điều này có thể xuất phát từ Hoa Kỳ - một điều thực sự khó tính toán trước. Dù chiến tranh xảy ra theo cách nào đi chăng nữa, những hậu quả có thể đem lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến toàn khu vực Đông Bắc Á trong suốt những năm còn lại của thế kỷ này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại