Không quân và Hạm đội Hải quân Nga: Mất niềm tin vào chiến thắng?

Quang Huy |

Hàng loạt các bài viết về sự hồi sinh mạnh mẽ của Hải quân và Không quân Nga khiến cho người ta có nhiều suy nghĩ trái ngược. Không lẽ đó là sự thật?

Người Nga, sau khi Liên Xô tan rã, chịu đựng nhiều thăng trầm và đó là phần không thể thiếu của họ. Họ đã đánh mất niềm tin vào chiến thắng.

Và những báo cáo của các chuyên gia phân tích Mỹ viết về Hạm đội Hải quân Nga đang hồi sinh từ đống tro tàn và trở thành mối hiểm hoạ, khiến cho chính những người dân Nga phải đặt dấu hỏi nghi ngờ.

Tuy nhiên, để xác định đó là sự thật hay thêu dệt là điều hết sức đơn giản.

Hạm đội Hải quân

Những đánh giá chủ quan, tất nhiên, là quan trọng. Tâm trạng tốt và sự tự tin vào khả năng của mình có thể ngang bằng với sức mạnh của hàng trăm con tàu. Và các đánh giá còn lại được đưa ra thiếu tính cụ thể.

Vậy chỉ số nào có thể mô tả chính xác tình hình thực tế của Hạm đội Hải quân Nga? Số hải lý đã đi qua, lượng nhiên liệu đã sử dụng, số giờ trên biển. Nhưng đáng tiếc, gần như không ai có thể truy cập được các số liệu mật này.


Tàu hải quân thế hệ mới của Nga.

Tàu hải quân thế hệ mới của Nga.

 

Trong bối cảnh đó, chỉ số chính xác nhất để đánh giá về sự quan tâm của Chính phủ Nga tới hạm đội Hải quân là số lượng các tàu chiến được đặt hàng chế tạo cho Hải quân. Và không chỉ đơn thuần là đặt hàng mà kể cả hiện đại hoá.

Chỉ số này cũng nói lên năng lực của lĩnh vực công nghiệp đóng tàu Nga.

Chỉ số này có những khiếm khuyết như thế nào? Thứ nhất, tính chậm chễ. Từ khi bắt đầu chuẩn bị đóng một chiếc tàu cho tới lúc bàn giao cho người đặt hàng phải mất vài năm.

Có nghĩa, nếu ngay bây giờ, chúng ta bắt tay vào đóng một chiếc tàu và rót tiền vào đó, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy kết quả từ những nỗ lực của chúng ta sau vài năm.

Và ngược lại, nếu chúng ta đóng các tàu chiến theo kiểu hàng loạt và bất ngờ đưa ra quyết định vứt bỏ công việc vô nghĩa đó, thì toàn bộ dây chuyền không thể dừng ngay lập tức.

Tiền đã đầu tư vào các vỏ tàu, các thiết bị đã được đặt hàng và tất cả những gì cần thiết đã nhà cung cấp chuyển tới xưởng. Chiếc tàu sẽ được hoàn thành sau vài năm, mặc dù nó không còn được quan tâm như hiện nay. Xây mới thì khó, chứ phá dễ.

Bởi vậy, khi nhìn vào các con số thống kê cần phải nhận thức rõ rằng, lĩnh vực công nghiệp đóng tàu bắt đầu phát triển hay suy thoái không phải vào thời điểm phát triển hay suy thoái thực tế, mà trước đó nhiều năm.

Qua bảng trên cho thấy, ngành đóng tàu Nga chìm sâu vào suy thoái trong những năm 1993-1995. Điều này có nghĩa rằng, trên thực tế Chính phủ Nga đã chối bỏ lĩnh vực đóng tàu quân sự trong giai đoạn 1990-1991 - thời điểm khi Liên Xô tan rã.

Những gì sau đó chỉ hoàn toàn là công tác hoàn tất các tàu chiến đang còn dang dở, chứ không hề liên quan tới những thiết kế và dự án mới. Suy thoái chạm tới đáy vào năm 2002, khi không có một chiếc tàu chiến nào được xuất xưởng.

Tăng trưởng thiếu ổn định diễn ra vào những năm 2007-2010. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên xuất hiện những dự án hoàn toàn mới, ví dụ như các tàu chiến lớp 20380.

Tất cả những điều này cho thấy sự hồi sinh yếu ớt, nhưng dù sao cũng là những nỗ lực nhỏ bé đầu tiên nhằm hồi sinh lực lượng tàu chiến được thực hiện trong giai đoạn 2005-2008.

Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng ổn định hơn bắt đầu từ năm 2012 khi lĩnh vực đóng tàu quân sự được thực sự quan tâm từ giai đoạn 2008-2010. Và cuộc xung đột quân sự tại Osetia và Abkhazia cho Nga thấy rằng cần phải có một hạm đội tàu chiến hùng mạnh.

Con số thống kê của năm 2015 chưa đầy đủ, nhưng có thể thấy dấu hiệu giảm tốc vì các biện pháp trừng phạt của Phương Tây tác động tới việc đưa vào khai thác những tàu chiến đã hoàn thiện.

Cùng với đó, có thể thấy rõ rằng số lượng tàu được đóng mới trong giai đoạn 2012-2015 hoàn toàn vượt xa giai đoạn 1995-2010. Tuy nhiên, số lượng các tàu chiến được đóng mới giai đoạn này chỉ đạt 60% của năm 1989, còn về tổng tải trọng chỉ đạt vẻn vẹn gần 20%.

Chỉ số tải trọng cho thấy những tham vọng vươn ra biển lớn của Nga giảm đáng kể. Hiện nay, Nga chủ yếu đóng các loại tàu chiến khu vực cận bờ, trong khi đó, tỷ lệ các tàu chiến tầm xa chiếm tới hơn một nửa hạm đội tàu chiến thời kỳ Liên Xô.

Khi đánh giá bảng thống kê này, cũng cần tính tới cả việc một phần sức mạnh trong lĩnh vực đóng tàu của Nga bị mai một đi nhiều, có nghĩa là khó có thể đạt được tới tầm cỡ thời kỳ Liên Xô.

Ví dụ, nhà máy đóng tàu Nikolaevsky là một trong những nhà máy tốt nhất, duy nhất có thể đóng được tàu sân bay, đã bị đóng cửa. Không còn nhà máy đóng tàu “Leninskie kuyni” ở Kiev, nhà máy Kherson, hàng loạt các xí nghiệp sửa chữa tàu loại nhỏ ở Estonia và Latvi.

Đồng thời, một vài nhà máy tại Nga cũng đã bị phá huỷ hoàn toàn.

Không có gì đáng vui mừng. Nga xứng đáng được hưởng nhiều hơn thế. 50% tổng tải trọng của các tàu đóng mới trong năm 1989 là điều hoàn toàn có thể làm được.

Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì Nga có thể xây dựng một hạm đội tàu chiến đáng gờm, dù chưa theo kịp được Hải quân Mỹ. Hạm đội đó hoàn toàn có thể khiến cho đối phương phải chùn bước hoặc bảo vệ được lợi ích của đất nước trong thời bình.

Điều quan trọng nhất khiến Nga tràn đầy hi vọng – hiện nay không phải là giai đoạn 2002 khi không có một chiếc tàu chiến nào được xuất xưởng.

Không quân

So với phần liên quan tới hạm đội Hải quân, con số thống kê về lĩnh vực công nghiệp hàng không liên quan tới tất cả các máy bay được sản xuất tại Nga, bao gồm cả máy bay chiến đấu được xuất khẩu ra nước ngoài.


Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 của Nga.

Máy bay tiêm kích bom đa năng Su-34 của Nga.

Chính bởi lẽ đó, kể cả trong những năm suy thoái nhất thì các con số thống kê vẫn luôn ở mức “+”. Trong giai đoạn tồi tệ nhất của nước Nga, ngành công nghiệp này vẫn xuất khẩu một vài chiếc máy bay.

Thêm nữa, không có con số thống kê của năm 2015 bởi vì vẫn chưa có đầy đủ thông tin, nhưng nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng của khu vực này sẽ giảm nhẹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại