Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng

Khai hỏa luôn là khoảnh khắc đẹp nhất của mọi loại vũ khí, bởi đây là lúc chúng phát huy sức mạnh tiềm ẩn.

Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Pháo là hỏa lực chủ yếu của các trận chiến trên mặt đất. Từ vài thế kỷ trở lại đây, vai trò của pháo binh trên chiến trường không suy giảm dù quân đội nhiều quốc gia có sự lựa chọn khác như pháo phản lực phóng loạt (bản chất là tên lửa không điều khiển). Với sơ tốc đầu đạn khá lớn, việc chụp được các bức ảnh viên đạn bay ra khỏi nòng pháo không phải dễ dàng. Trong ảnh, một khẩu đội pháo thủy quân lục chiến Mỹ khai hỏa M-777, một trong những loại pháo hiện đại của quân đội Mỹ.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Mặc dù đã bước sang kỷ nguyên của tên lửa, việc trang bị pháo trên các chiến hạm vẫn được cho là cần thiết. Đây là hỏa lực tầm gần, có thể dễ dàng điều khiển và triển khai trong điều kiện khẩn cấp.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Khác với pháo hạm truyền thống, các khẩu pháo trang bị trên tàu chiến ngày nay là loại đa dụng, được trang bị nhằm tấn công các mục tiêu trên mặt biển, mặt đất và phòng không. Trong xu thế hiện đại, pháo hạm cũng có kích thước nhỏ gọn hơn. Nếu pháo hạm trong nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước có kích thước lớn, cỡ nòng lên tới 400 mm thì pháo hạm điện đại thường chỉ có cỡ nóng dưới 100 mm.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Cối là một loại hỏa lực linh hoạt trên chiến trường. Nhờ có khả năng thay đổi góc bắn lớn, cối thường được sử dụng để công kích các mục tiêu nấp sau vật cản kiên cố. Cỡ nòng của các loại cối cũng rất đa dạng, cho phép bắn đi nhiều loại đạn có cỡ nòng khác nhau, trong đó có những loại có sức công phá không thua kém đạn pháo thông thường.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Về bản chất, sau khi được phóng đi, đạn cối có thể coi là một quả bom thu nhỏ. Việc cối có thể bắn ra những viên đạn bay theo hình cầu vồng đã vô hiệu nhiều hình thức vật cản, che chắn, che đỡ trên chiến trường.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Trong các loại đạn dược, tên lửa rời bệ phóng dễ chụp hình hơn cả. Bù lại, luồng lửa phụt ra từ mỗi quả đạn luôn mang lại ấn tượng mạnh mẽ với người xem.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Tuy nhiên, không phải tên lửa nào rời hệ thống phóng đều phụt lửa ngay. Trên ảnh là hai lính thủy đánh bộ Mỹ bắn tên lửa chống tăng TOW. Loại tên lửa này rời khỏi ống phóng một khoảng cách an toàn rồi mới khởi động động cơ để tăng tốc lao về phía mục tiêu. Bản chất của cơ chế này là để đảm bảo an toàn cho người lính triển khai vũ khí.
Khoảnh khắc ấn tượng khi đạn rời nòng
Khác với tên lửa TOW, người lính sử dụng súng chống tăng phản lực cá nhân RPG-7 có thể gặp nguy hiểm nếu không chấp hành đúng các yếu lĩnh khi khai hỏa. Khi bắn, RPG-7 sẽ phụt ra một luồng lửa rất nguy hiểm ra phía sau. Nhiều cuộc chiến tranh đã ghi nhận trường hợp binh lính bị thương, thậm chí thiệt mạng do cơ chế bắn này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại