Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các cường quốc bước vào cuộc đua chế tạo máy bay vận tải siêu thanh, Liên Xô cũ cũng tham gia với khát vọng mang tên Tu-144 của mình
Năm 1969, chiếc máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên trên thế giới với tên gọi Tu-144 đã thực sự bay trên bầu trời
Chỉ ra mắt trước 2 tháng, nhưng Tu-144 đã khẳng định vị trí của mình với chiếc Concorde - một sản phẩm hợp tác giữa Anh và Pháp trong cuộc đua này
Tu-144 lần đầu tiên vượt bức tường âm thanh vào tháng 6/1969 tại độ cao 11km
Với chiều dài 65.5m, sải cánh dài 28,5m, Tu-144 có khả năng chở tới 140 hành khách.
Lần thứ 2 Tu-144 vượt tốc độ âm thanh vào năm 1970 tại độ cao 16.3km
Tu-144 tại Hannover, Đức năm 1972
Tuy nhiên, số phận hẩm hiu của chú chim sắt này được bắt đầu bởi một tai nạn đáng tiếc trước con mắt báo chí của toàn thế giới
Gặp phải khó khăn nhưng Liên Xô vẫn tiếp tục cải tiến để thương mại hóa sản phẩm này
Phiên bản Tu-144D được cải tiến với phần mũi gập cùng 2 cánh bên mũi rất đặc trưng
Chiếc Tu-144 đầu tiên được đưa vào sử dụng cuối năm 1975 để chở hàng và thư từ
Thời kỳ hoàng kim của Tu-144 không kéo dài quá 7 tháng sau khi xảy ra một tai nạn thảm khốc kết thúc cuộc đời của chú chim sắt này
Phiên bản duy nhất tiếp tục được sử dụng là Tu-144D được dùng cho nghiên cứu vận tốc siêu thanh
Phiên bản Tu-144LL được phát triển từ Tu-144D đã hoàn thành 27 chuyến bay trong nghiên cứu chung giữa Nga và NASA
7 trong số 16 chiếc đã xuất xưởng được đưa vào các bảo tàng trong và ngoài nước nhằm lưu giữ lại niềm tự hào một thời của nước Nga
Một chiếc Tu-144 đang được đưa từ Moscow tới một bảo tàng tư nhân ở Đức
Dù thời gian hoạt động không dài, nhưng Tu-144 sẽ mãi đi vào lịch sử hàng không như là chiếc máy bay vận tải siêu thanh đầu tiên trên thế giới