Mặc dù tên lửa phóng từ tàu ngầm cùng với tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom chiến lược đã trở thành những vũ khí chiến lược nhưng Mỹ nhận ra sự thiết thực trong việc áp dụng công nghệ tàng hình lên các tàu chiến.
Thời đó, các nhà khoa học quân sự Mỹ muốn kiểm tra tính khả thi của việc biến các tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân trở nên vô hình trước hệ thống dò tìm bằng sóng âm của đối phương.
Kết quả là con tàu tàng hình của hãng Lockheed Martin, một chiếc tàu thử nghiệm chạy trên mặt nước có tên là Sea Shadow, đã ra đời.
Được mua lại vào năm 1985, tàu Sea Shadow chưa bao giờ được thiết kế để làm nhiệm vụ quân sự.
Được Hải quân Mỹ mua lại vào năm 1985, tàu Sea Shadow được giữ kín cho đến khi công bố trước công chúng vào năm 1993. Con tàu sau đó được sử dụng cho mục đích thử nghiệm, và đến năm 2006 nó không còn được sử dụng nữa.
Tàu Sea Shadow được chế tạo với sự trợ giúp của Cơ quan Các dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) và tài trợ từ chính phủ Mỹ, nhằm kiểm tra tính khả thi của việc chế tạo tàu chiến có khả năng tàng hình trước vệ tinh của Liên Xô và các loại radar.
Thay vào đó, nó được chế tạo để thử nghiệm công nghệ tàng hình và các hệ thống tự động.
Các góc cạnh của tàu có sự tương đồng với mẫu máy bay tàng hình Nighthawk của hãng Lockheed. Phần thân của tàu Sea Shadow được dựa trên các mẫu thiết kế phà nhằm nâng cao tính ổn định. Nó được thiết kế để có thể chịu những đợt sóng cao 5,5 m.
Thêm vào đó, con tàu được trang bị nhiều hệ thống tự động và Sea Shadow một phần được thiết kế để thử hiệu quả của tàu chiến được điều khiển với một tổ lái nhỏ.
Tàu Sea Shadow có khoang lái nhỏ hẹp. Nó chỉ dài gần 50 m, chỉ có 12 khoang và còn được trangt bị lò vi sóng, tủ lạnh và bàn ăn cho thủy thủ đoàn.
Mặc dù Sea Shadow không còn được sử dụng kể từ năm 2006, nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế các lớp tàu hiện đại sau này của hải quân Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…