Hé mở giải pháp quân sự của Mỹ trên Biển Đông

Tạp chí ngoại giao The Diplomat vừa đăng bài phân tích về những lựa chọn khó khăn của Mỹ trước tình hình tranh chấp lãnh thổ ngày càng nóng bỏng trên Biển Đông.

Tạp chí ngoại giao The Diplomat vừa đăng bài phân tích về những lựa chọn khó khăn của Mỹ trước tình hình tranh chấp lãnh thổ ngày càng nóng bỏng trên Biển Đông.

Tàu tác chiến cận bờ USS Freedom của Hải quân Mỹ xuất hiện ở Biển Đông đầu tháng 3/2013
Tàu tác chiến cận bờ USS Freedom của Hải quân Mỹ xuất hiện ở Biển Đông đầu tháng 3/2013.

Chính phủ Mỹ luôn khẳng định giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, nhưng tạp chí này cũng gợi mở các giải pháp quân sự có giới hạn của Mỹ trên Biển Đông nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các đồng minh và đối tác, chống lại mọi hành động áp đặt, gây hấn trên biển để đảm bảo hòa bình, tự do hàng hải trên biển, thịnh vượng cho khu vực.

Theo hai tác giả Patrick M. Cronin và Alexander Sullivan thuộc Trung tâm An ninh New American, những hành động leo thang liên tục gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như đơn phương áp đặt các quyền hạn vô lý trên Biển Đông, đưa tàu chiến, tàu hải giám, thậm chí cả tàu sân bay vào vùng biển đang tranh chấp, nhiều lần bị cáo buộc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, Philippines...đang trực tiếp gây tổn hại tới các mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khu vực như giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng giải pháp hòa bình, đảm bảo tự do hàng hải...

Theo The Diplomat, khi con đường ngoại giao dường như có ít tác dụng trong việc hạ nhiệt căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông (ít nhất trong thời điểm này), Mỹ cần có các giải pháp khác để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho khu vực. The Diplomat nêu rõ: Mỹ cần có những bước đi cụ thể để nâng cao khả năng cho các đồng minh và đối tác nhằm chống lại sự áp đặt và gây hấn; giúp củng cố niềm tin với luật hàng hải quốc tế; nâng cao quyền lực của ASEAN...

Sau khi dẫn chứng hàng loạt sự kiện diễn ra gần đây, tạp chí này cho rằng ngay cả luật pháp quốc tế cũng khó có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Cụ thể, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế xung quan việc tranh chấp lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh đã từ chối can dự vào quá trình tố tụng.

Theo The Diplomat, trước những diễn biến thực tế trên, Mỹ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trên Biển Đông, nhưng bất kỳ giải pháp nào cũng cần có sự kết hợp giữa lĩnh vực quân sự, ngoại giao/chính trị và kinh tế.

Tàu cứu hộ USNS Salvor của Mỹ vừa cập cảng Đà Nẵng cuối tháng 4/2013
Tàu cứu hộ USNS Salvor của Mỹ vừa cập cảng Đà Nẵng cuối tháng 4/2013.

Hé mở giải pháp quân sự

Về mặt quân sự, các tác giả đưa ra những gợi ý như sau:

Thứ nhất, Mỹ cần giúp tăng cường khả năng của các đồng minh và đối tác bằng cách hỗ trợ để họ đảm báo đủ khả năng phòng thủ tối thiếu chống lại sự gây hấn. Theo các tác giả, Mỹ công nhận quyền của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh cũng nên công nhận quyền của các nước láng giềng về chính điều này. Nỗ lực của Mỹ nên tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ, bao gồm an ninh hàng hải. Mỹ có thể hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin tình báo, giám sát và trinh sát.

Thứ hai, Hải quân và Lực lượng tuần duyên Mỹ nên hỗ trợ các đối tác trong việc huấn luyện quân sự, dịch vụ hàng hải để có thể giúp giảm thiểu nguy cơ trên biển như việc điều khiển an toàn các tàu ngầm.

Ngoài các giải pháp quân sự, tạp chí này cũng gợi ý các giải pháp ngoại giao, kinh tế như Mỹ nên giúp củng cố vai trò của ASEAN trong việc xác định 'số phận' của Biển Đông, gây sức ép để sớm ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), xem Indonesia như một quốc gia trung gian trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông...

Thứ ba, tổ chức và ủng hộ cho các giải pháp nhằm xây dựng niềm tin giữa các quân đội có liên quan. Huấn luyện kết hợp, đặc biệt là những hoạt động có lợi ích chung như cứu trợ nhân đạo, giải quyết thảm họa và chống cướp biển.

Thứ tư, thúc đẩy các giải pháp ngoại giao quân sự như việc Trung Quốc chấp thuận đề nghị của Mỹ mời nước này tham dự tập trận vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2014.

Thứ năm, Mỹ cần phê chuẩn Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS).

Thứ sáu, mặc dù Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình, nhưng Mỹ cũng cần có những giải pháp ngăn ngăn ngừa xung đột, tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Philippines.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại