Hé lộ chiến đấu cơ giấu mặt không kích phiến quân Iraq

Trong 4 ngày không kích phiến quân Iraq vừa qua, Không lực Mỹ đã sử dụng cả chiến đấu cơ F-15E và F-16 cất cánh từ một số căn cứ quân sự giấu tên trên đất liền.

Tờ washingtontimes.com (11/8) dẫn lời Trung tướng William Mayville, quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Lầu Năm Góc, cho biết, trong 4 ngày liên tiếp, không lực Mỹ thực hiện 15 đợt không kích đánh vào lực lượng phiến quân ISIL ở gần Irbit và đạt được những kết quả nhất định.

Chiến đấu cơ F-16 mang tên lửa không đối đất chiến thuật Maverick cũng được diều động tham gia không kích phiến quân Iraq. Ảnh: F-16.net

Tuy nhiên, các đợt không kích này không chỉ có sự hiện diện của các UAV MQ-1 Predator, các chiến đấu cơ F/A-18 của Hải quân được điều động từ tàu sân bay George H.W.Bush mà còn có sự tham chiến của các chiến đấu cơ khét tiếng như F-15E và F-16 mang theo tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-65 Maverick.

Theo militarytimes.com (11/8) tiết lộ, đội quân hỗn hợp các máy bay chiến đấu này đã đem lại sự bao phủ gần như 24/24 giờ ở vùng bắc Iraq, và dội bom dẫn đường bằng laser xuống các cứ điểm của phiến quân ISIl khi đã xác định được mục tiêu có độ chính xác đáng tin cậy.

Trong đó các chiến đấu cơ F-15E và F-16 được điều động từ một số căn cứ không quân của Mỹ. Song các quan chức Mỹ không tiết lộ cụ thể chi tiết vì những lý do nhạy cảm và đảm bảo an ninh khi triển khai hoạt động.

Trong khi đó businessweek.com hé lộ, khi tiến hành không kích phiến quân ISIL, Không lực Mỹ cực kỳ có lợi thế. Riêng tàu sân bay USS George H.W.Bush ở Vịnh Ba Tư có thể chứa tới 65 máy bay F/A-18 để thực hiện không kích.

Hơn nữa Không quân Mỹ lại có khoảng 90 chiến đấu cơ tham gia không kích, bao gồm các loại chiến đấu cơ F-15E do Boeing sản xuất, F-22 và F-16 do Lockheed Martin Corp sản xuất đang đóng quân ở Bethesda, Maryland.

Máy bay F-15E cũng có mặt trong chiến dịch không kích ISIL ở Iraq. Ảnh minh họa

Không những thế, Không quân Mỹ còn có cơ sở đồn trú máy bay ở Al Udeid Air Base tại Qatar và Ali Al Salem ở Kuwait, cũng như các máy bay tiếp nhiên liệu ở Incirlik Air Base tại Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo nhận định của một số chuyên gia, việc kết hợp dàn máy bay không kích như trên diễn ra theo phương pháp luận ngắm mục tiêu liên kết với các khả năng tình báo, giám sát và trinh sát để tạo ra khả năng không kích chính xác các mục tiêu nhỏ, chiến thuật và di chuyển nhanh.

Các chiến đấu cơ F/A-18 xuất kích từ tàu sân bay tham chiến ở Bắc Iraq.

Thậm chí businessweek.com còn cho rằng, nếu cần, Lầu Năm Góc cũng có thể triển khai cả máy bay ném bom B-1B, một loại máy bay có thể mang theo 80 quả bom dẫn đường bằng vệ tinh, đang đồn trú trong khu vực tới tham chiến. Tờ báo này cũng cho biết thêm, hiện các máy bay chiến đấu ném bom của Mỹ, bên cạnh bom dẫn đường bằng laser của F/A-18 còn sử dụng cả các tên lửa AGM-65 Maverick.

Tuy nhiên, việc Mỹ có mở rộng không kích và tăng cường thêm lực lượng mặt đất để hỗ trợ không kích phiến quân ISIL hay không vẫn còn là một vấn đề đang gây nhiều tranh luận.

Bạn là người yêu màu xanh áo lính, bạn có đam mê tìm hiểu các loại vũ khí - khí tài trang thiết bị quân sự cũng như chiến thuật - chiến lược - chiến sử của quân đội các nước trên thế giới và muốn có nơi để thể hiện những hiểu biết của mình.

Hãy gửi bài cho chúng tôi theo địa chỉ quansu@soha.vn Chúng tôi sẽ duyệt để đăng tải và trả nhuận bút cho bạn trong vòng 24 giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại