Hải quân Nga đang trở lại mạnh mẽ?

Anh Tuấn |

Trong vòng 18 tháng qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng minh cho thế giới sức mạnh quân sự đáng ngạc nhiên của Hải quân Nga.

Trong vòng 18 tháng qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng minh cho thế giới sức mạnh quân sự đáng ngạc nhiên của Hải quân Nga.

Có hai sự kiện cho thấy sức mạnh của Hải quân Nga đang dần phục hồi, đó là bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và chính phủ nước này công bố Học thuyết Trên biển của Liên bang Nga năm 2020 vào tháng 7 vừa qua.

Nga có nhiều loại tàu ngầm mới và hiện đại, cho thấy sức mạnh của Hải quân nước này.
Nga có nhiều loại tàu ngầm mới và hiện đại, cho thấy sức mạnh của Hải quân nước này.

Việc Crimea trở thành lãnh thổ của Nga đã giúp nước này kiểm soát thành phố cảng Sevastopol, nơi là nhà của Hạm đội Biển Đen và Xưởng đóng tàu Sevastopol nổi tiếng.

Xưởng Sevastopol đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiện đại hóa Hải quân Nga trong vòng một thập kỷ qua.

Mặc dù nằm ở lãnh thổ Ukraine, nhưng xưởng này được Nga thuê lại theo Thỏa thuận Hạm đội Biển Đen năm 1997.

Trong khi dó, Học thuyết Trên biển của Liên bang Nga năm 2020 chia chiến lược trên biển của Nga thành sáu khu vực: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Nam Cực, biển hồ Caspi, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Vào thời điểm học thuyết này được công bố, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói rằng:

“Đại Tây Dương là một khu vực quan trọng bởi NATO đang mở rộng dần tầm ảnh hưởng, cũng như việc tái hòa nhập bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol vào nền kinh tế Nga và tạo dựng sự hiện diện của Nga trên biển Địa Trung Hải”.

Những gì ông Rogozin nói là một tín hiệu cho thấy một trong những mục tiêu của quân đội Nga tại Syria đó là bảo vệ các cảng quân sự quan trọng của Nga tại Tartus và Latakia (Syria).

Tướng Philip Breedlove, Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Châu Âu nói rằng ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Putin là bảo vệ các sân bay và cảng biển mà Nga có quyền hoạt động ở phía Đông Địa Trung Hải.

Ngoài ra, nó cũng sẽ củng cố chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Thêm nữa, Nga có thể sẽ tiến hành một số chiến dịch chống IS để hợp pháp hóa hoạt động của mình tại Syria.

Sau khi chi tiêu quốc phòng của Nga xuống mức thấp nhất vào năm 1998, một thập kỷ đầu tư vào việc hiện đại hóa và bảo dưỡng quân sự đã giúp Nga có lại tham vọng khẳng định tầm ảnh hưởng ra thế giới bằng lực lượng hải quân.

Lực lượng này nay đã tương đối lớn, song các tàu vẫn cần có những căn cứ quốc tế để hỗ trợ hậu cần.

Mặc dù Hải quân Nga chưa thể điều động quân đội mình như Hải quân Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, nó giúp nước này có thể đảm bảo sự hiện diện của mình tại nơi mà lợi ích quốc gia đang bị đe dọa, ví dụ như ở Syria.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô có thể tiếp cận các căn cứ tại Algeria, Libya, Ai Cập và Nam Tư để giữ vững tầm ảnh hưởng của mình trên biển Địa Trung Hải. Dựa trên những sự kiện gần đây, chính sách của Hải quân Nga sẽ giống với những gì đã từng diễn ra.

Vào cuối tháng 8/2015, Nga đã thuyết phục Tây Ban Nha, một thành viên của NATO, cho phép một tàu ngầm lớp Kilo được tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm tại đảo Ceuta khi nó được thuyên chuyển từ Hạm đội Phương Bắc sang Hạm đội Biển Đen.

Ngoài ra, Nga cũng sẽ theo dõi Libya để tìm cách tiếp cận các cảng của nước này.

Mặc dù tình hình chính trị tại Libya đang biến động, điều kiện hiện tại rất lý tưởng để Nga khôi phục sự có mặt của mình tại các căn cứ hải quân ở Libya và củng cố vị thế của mình hơn nữa ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại