FA-50 liệu có cơ hội chiến thắng JAS-39 và EF-2000 tại Việt Nam?

Bạch Dương |

Theo Reuters, ngoài JAS-39 Gripen-E và EF-2000, Việt Nam còn đàm phán với nhà sản xuất KAI của Hàn Quốc về việc cung cấp máy bay chiến đấu FA-50.

T-50 Golden Eagle hay tên đầy đủ là KAI TA-50 là một máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ siêu âm được Hàn Quốc - Hoa Kỳ hợp tác thiết kế chế tạo. Nó được phát triển bởi Korean Aerospace Industries cùng với sự tham gia của Lockheed Martin.

Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu dựa trên F-16 Fighting Falcon, chúng tương tự nhau về cách thức trang bị động cơ, tốc độ, kích thước, giá thành và tầm hoạt động.

Ban đầu, chương trình tập trung vào phát triển máy bay huấn luyện phản lực nhằm sử dụng để đào tạo phi công lái F-16 do các lực lượng không quân trên khắp thế giới, bao gồm cả Không quân Hàn Quốc.

FA-50 là phiên bản tiêm kích đa năng được phát triển từ T-50, nó được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) và một đường truyền dữ liệu chiến thuật chưa xác định được chủng loại.

Hiện tại Philippines là khách hàng đầu tiên của FA-50 với tổng cộng 24 chiếc đã đặt hàng, đơn giá của FA-50 vào khoảng 45 triệu USD/chiếc.

FA-50 có thể nói là một chiếc tiêm kích nhẹ rất điển hình với khả năng thao diễn khá linh hoạt và chi phí khai thác sử dụng thấp. Vậy liệu nó cơ hội được xuất hiện trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam?

Tiêm kích FA-50 của Hàn Quốc
Tiêm kích FA-50 của Hàn Quốc

Tương tự như Yak-130, với đặc trưng của máy bay huấn luyện, FA-50 chỉ thích hợp hoạt động ở tốc độ dưới âm, vận tốc tối đa khi bật tăng lực cũng chỉ lên tới Mach 1,5 là quá thấp.

Tốc độ leo cao của FA-50 vào khoảng 190 m/s, mặc dù cao hơn Yak-130 (50 m/s) nhưng vẫn thua xa F-16 (254 m/s) và cả MiG-21 (225 m/s).

Do vậy nó sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi trong không chiến quần vòng cự ly ngắn, mà đáng lẽ ra đây phải là điểm mạnh của một chiếc tiêm kích hạng nhẹ.

Thêm vào đó, giá thành của FA-50 là rất đắt, tương đương với MiG-29SMT trong khi năng lực tác chiến thì thua kém hẳn. Ngoài ra, vũ khí của Hàn Quốc xuất khẩu ra thế giới cũng gặp phải không ít điều tiếng về chất lượng thực tế.

Cũng không thể bỏ qua việc các loại đạn tên lửa trang bị cho FA-50 đều do Mỹ nắm bản quyền, trong khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam hiện vẫn chưa được dỡ bỏ.

Tổng hợp những đánh giá, nhận định trên, có thể thấy rằng cơ hội của FA-50 rất thấp, thậm chí khả năng Việt Nam sẽ mua loại tiêm kích này gần như không thể xảy ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại