Đức nhập khẩu 2.000 khẩu súng của Nga

Thùy Dung |

Theo Sputniknews, Tập đoàn Tehmash của Nga vừa gửi đến Đức lô đầu tiên tổ hợp súng gây choáng Pyrodefender theo hợp đồng được ký trước đó giữa hai bên.

Khách hàng đặt mua 2000 bộ thiết bị là chuỗi bán lẻ lớn nhất châu Âu chuyên buôn bán các loại vũ khí thể thao và phương tiện tự vệ, phòng báo chí của tập đoàn công bố.

Tổ hợp vũ khí tự vệ của Nga làm việc theo nguyên tắc lựu đạn gây choáng mà các cơ quan công lực sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa đối phương.

Nga thử nghiệm súng gây choáng.
Nga thử nghiệm súng gây choáng.

Tuy nhiên, khác với lựu đạn, Pyrodefender có thể được sử dụng nhiều lần. Loại súng ngắn này trông giống như súng gây chấn thương "Osa" của Nga và có các ổ đạn thay thế. Ngoài ra, hệ thống không gây ra bất kỳ thiệt hại vật lý nào nếu được sử dụng đúng theo hướng dẫn.

Mối quan tâm từ nhiều nước đến phát triển của chúng tôi là do thực tế trên thế giới hiện nay không có thiết bị nào cho bộ phận dân sự tuổi thành niên và có khả năng gây ảnh hưởng đến kẻ hung hãn tương tự như những lựu đạn gây choáng của các cơ quan đặc nhiệm, Tổng giám đốc tập đoàn "Tehmash" Sergey Rusakov cho biết.

Ở thị trường Nga, súng lục gây sốc đã được ra mắt hồi năm 2014 dưới thương hiệu "Antidog".

Được biết, không chỉ có súng gây choáng, vũ khí hạng nặng của Nga hiện cũng đang được một số nước châu Âu bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, trong đó có súng chống tăng RPG-30.

Hồi đầu năm 2015, Nga tuyên bố cho phép xuất khẩu loại súng chống tăng này cho khách hàng thân thiện, lập tức Thổ Nhĩ Kỳ (khi đó mối quan hệ giữa Moskva và Ankara còn đang êm đẹp) đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến loại vũ khí này.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Bazalt, công ty này phát triển súng phóng lựu 2 nòng RPG-30 có thể đánh bại các loại phương tiện được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động (APS).

Hệ thống súng phóng lựu đặc biệt có chiều dài 1,135m, nặng 10,3kg và bao gồm một ống phóng đường kính 105mm chứa đạn tên lửa chống tăng tandem PG-30, bên dưới là một ống phóng nhỏ hơn có đường kính 42mm để bắn ra một quả đạn làm mồi bẫy kích hoạt hệ thống APS trước khi đầu đạn chính phá hủy xe tăng.

Theo ông Ilyin, đại diện của nhà sản xuất, tất cả các hệ thống APS hiện nay đều chia sẻ một nguyên tắc hoạt động chung, đó là nó sử dụng radar để phát hiện sự tiếp cận của đầu đạn chống tăng và sau đó nó điều khiển phóng ra một lượng thuốc nổ hoặc các mảnh đạn về phía đường bay của đầu đạn và phá hủy đầu đạn chống tăng.

Tuy nhiên, các hệ thống APS vẫn có những nhược điểm chung, trong đó quan trọng nhất là thời gian phản ứng của nó giữa 2 lần đánh chặn liên tiếp thường lớn hơn 0,4 giây.

Chính vì vậy, người ta có thể lợi dụng nhược điểm này để phóng ra một quả đạn mồi bẫy nhằm kích hoạt hệ thống phòng vệ APS trước khi quả đạn chính lao vào tiêu diệt mục tiêu sau khoảng thời gian bằng một phần nhỏ của 1s.

Được biết, đạn chống tăng PG-30 có thể xuyên được lớp giáp phản ứng nổ cộng thêm 600mm giáp đồng nhất, 1,5m với bê tông và hơn 2m với tường gạch.

Súng phóng lựu RPG-30 có tầm bắn thẳng là 200m và được coi là khắc tinh số 1 của các loại xe tăng hiện đại được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động của châu Âu hiện nay như loại Merkava Mk4của Israel hay Leopard 2A7 của Đức.

Clip Nga thử nghiệm súng gây choáng

Nga thử nghiệm súng gây choáng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại