Điều gì xảy ra nếu Nga điều tàu sân bay duy nhất đến Syria?

Vy Lam |

Với lịch sử đầy rẫy những trục trặc kỹ thuật, liệu chiếc tàu sân bay "cà khổ" của Nga có làm nên trò trống gì ở Syria?

Không loại trừ khả năng triển khai

Những ngày gần đây rộ lên tin đồn rằng chiếc Admiral Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay, sẽ được điều đến Syria để tiếp sức cho lực lượng quân đội Nga đang làm nhiệm vụ hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Sau đó, theo hãng tin Sputnik (Nga), người phát ngôn của Hạm đội phương Bắc đã nhanh chóng phủ nhận tin đồn này.

Mặc dù điều đó khẳng định không có chuyện tàu Kuznetsov đang trên đường tới Syria nhưng theo Taylor Marvin, cây viết được biết đến nhiều trên các blog quân sự, không thể loại trừ khả năng Nga triển khai con tàu này trong tương lai.

Marvin nhận định, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria không chỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của chính quyền Assad mà còn là cơ hội để Moscow thể hiện năng lực tiến hành các chiến dịch quân sự bên ngoài địa phận khối Liên Xô cũ.

Nếu Nga triển khai tàu Kuznetsov tới Syria thì đây sẽ là một động thái mang tính biểu tượng cao và có thể thu hút nhiều sự chú ý, như từ phía các chính trị gia và giới báo chí Mỹ.


Tàu sân bay Admiral Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay.

Tàu sân bay Admiral Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay.

Tàu sân bay “cà khổ”

Theo Marvin, trên thực tế, ngay cả nếu được điều tới Syria, tàu sân bay Kuznetsov cũng khó có thể tạo ra tác động đáng kể đối với tình hình chiến sự hiện nay.

Đầu tiên, có rất nhiều nghi ngại về mức độ đáng tin cậy của con tàu này. Như nhà báo David Axe từng đề cập năm 2013, trong suốt quá trình hoạt động, tàu Kuznetsov đã gặp không ít sự cố.

Nó “thảm” đến nỗi luôn phải có các tàu kéo kè kè bên cạnh trong mỗi đợt triển khai, dù những lần điều động này thường là ngắn ngày và khá lẻ tẻ.

Kế hoạch đại tu con tàu, dự kiến kéo dài từ năm 2012-2017, đã không được thực hiện.

Nếu Nga vì muốn thể hiện năng lực quân sự mà tham chiến ở Syria thì những vấn đề về độ tin cậy của con tàu này sẽ thuyết phục họ giữ nó ở nhà, nhất là khi phương Tây vừa được dịp hả hê khi nghe tin tên lửa Nga bắn vào Syria đã rơi xuống Iran trước khi đến mục tiêu.


Tàu sân bay Kuznetsov đã có một lịch sử đầy rẫy những trục trặc kỹ thuật kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 1991.

Tàu sân bay Kuznetsov đã có một lịch sử đầy rẫy những trục trặc kỹ thuật kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 1991.

Thứ hai, tàu Kuznetsov chưa từng tiến hành các hoạt động chiến đấu.

Hoạt động của tàu sân bay, đặc biệt là các nhiệm vụ tấn công nhanh, vô cùng phức tạp về vận hành và hậu cần. Những sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Liên Xô và Nga có rất ít cơ hội để xây dựng, phát triển những kỹ năng này và thử nghiệm chúng trong chiến đấu. Vì vậy, tàu Kuznetsov sẽ gặp phải hạn chế lớn khi thực hiện bất cứ nhiệm vụ tấn công nào, nó phần lớn chỉ để “làm cảnh”.

Cuối cùng, vốn dĩ tàu Kuznetsov không được thiết kế cho các chiến dịch triển khai sức mạnh như ở Syria.

Không giống như Mỹ, Liên Xô không quá coi trọng tàu sân bay và vai trò của nó trong việc triển khai sức mạnh không quân từ trên biển.

Trong quá khứ, cuộc đối đầu chính giữa NATO và khối Vác-sa-va được cho là nhiều khả năng diễn ra tại châu Ấu.

Do đó, thay vì chú trọng khả năng triển khai sức mạnh trên biển, Liên Xô hướng tới mục tiêu tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu vận tải của Mỹ di chuyển qua Đại Tây Dương để tiếp ứng châu Âu và các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Theo định hướng này, Hải quân Liên Xô ưu tiên triển khai các tàu ngầm có sức mạnh đáng gờm, thay vì những tàu mặt nước đa nhiệm và tàu sân bay.


Dàn tiêm kích hạm trên tàu sân bay Kuznetsov.

Dàn tiêm kích hạm trên tàu sân bay Kuznetsov.

Tới những năm 1970, mặc dù Liên Xô đã để tâm nhiều hơn tới khả năng triển khai sức mạnh hải quân nhưng tàu chiến mặt nước vẫn được tối ưu hóa để phá hủy các mục tiêu NATO, thay vì giành quyền kiểm soát trên biển.

Bên cạnh đó, mặc dù các Đô đốc Liên Xô ao ước nước này có thêm nhiều tàu sân bay để đối chọi với lực lượng hàng không mẫu hạm hùng hậu của Mỹ nhưng ngân sách không cho phép.

Như tài liệu của nhà nghiên cứu Robin J. Lee, con đường hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng máy bay chiến đấu có cánh cố định trên tàu của Liên Xô là một chuỗi những bước đi nửa vời.

Trong nhiều thập kỷ qua, Liên Xô đã chế tạo các mẫu tàu chở máy bay với thiết kế ngày càng chuyên dụng cho nhiệm vụ hàng không hải quân, đặc biệt là tàu Kuznetsov và người chị em chưa hoàn thiện của nó (sau này là tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc).

Song, các siêu tàu sân bay tham vọng hơn để đối chọi với hạm đội tàu của Mỹ chưa bao giờ được xây dựng.

Liên Xô gọi Kuznetsov là tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay, thay vì tàu sân bay, một phần để tránh hiệp ước cấm tàu sân bay di chuyển từ Biển Đen đến Địa Trung Hải và mặt khác là bởi nhiệm vụ của nó khác với tàu sân bay Mỹ.

Nhà nghiên cứu Lee cho biết, theo học thuyết của Liên Xô, các tàu tuần dương mang máy bay sẽ không đóng vai trò nòng cốt trong năng lực tấn công hải quân (như tàu sân bay Mỹ) mà chỉ là yếu tố hỗ trợ các hoạt động hải quân khác.


Tàu Kuznetsov không trang bị máy phóng hơi nước, khiến các tiêm kích hạm trên tàu chỉ có thể cất cánh với lượng vũ khí và nhiên liệu hạn chế.

Tàu Kuznetsov không trang bị máy phóng hơi nước, khiến các tiêm kích hạm trên tàu chỉ có thể cất cánh với lượng vũ khí và nhiên liệu hạn chế.

Không giống tàu sân bay Mỹ, các lớp tàu Kiev và Kuznetsov của Liên Xô trang bị một lượng lớn tên lửa chống tàu.

Ngoài ra, tàu Kuznetsov không được trang bị máy phóng hơi nước. Các máy bay trên tàu cất cánh bằng boong phóng kiểu nhảy cầu, điều này khiến khối lượng cất cánh của chúng bị hạn chế.

Như nhà báo David Axe đề cập, các tiêm kích hạm Su-33 trên tàu chỉ có thể cất cánh với một lượng tối thiểu vũ khí (chủ yếu là tên lửa không đối không hạng nhẹ) và nhiên liệu.

Những hạn chế này khiến tàu Kuznetsov kém linh hoạt hơn so với siêu tàu sân bay của Mỹ.

Theo Dan Trombly, tác giả nhiều bài viết trên trang mạng quân sự War on the Rocks, khó có thể nhìn nhận bất cứ đợt triển khai nào của tàu Kuznetsov tới Syria trong tương lai mang ý nghĩa nào khác ngoài một trò mạo hiểm để thu hút sự chú ý.

Tàu sân bay Admiral Kuznetsov trong một đợt triển khai tới Địa Trung Hải

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại