Hãng tin AFP dẫn lời của Trung tướng Wu Wan-chiao cho biết: “Hệ thống ra đa này giúp cảnh báo chúng tôi trước 6 phút để chúng tôi chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào”.
Hệ thống cảnh báo sớm trị giá hàng tỷ đô la của Đài Loan.
Được biết ông Yen nói trước một nhóm khách mời rằng: “Với sự hoàn thiện của hệ thống này, năng lực giám sát trên không của quân đội đối với tên lửa và các vật thể bay có thể đe dọa Đài Loan đã nước nâng lên đáng kể”.
Hệ thống cảnh báo sớm sớm này trị giá 1,38 tỷ USD có khả năng phát hiện các vật thể bay ở độ cao tới 5.000 km.
“Hệ thống này đã giúp Đài Loan có thông tin giám sát đầy đủ khi Triều Tiên phóng tên lửa hồi tháng 12 và vụ thử hệ thống lá chắn tên lửa của đại lục vừa qua”, một quan chức quân đội giấu tên cho biết.
Đài Loan đã quyết định mua hệ thống ra đa vô cùng tốn kém này của Hoa Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa 1995-1996. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạn ngoài khơi Đài Loan nhằm đe dọa hòn đảo này trước các cuộc bầu cử tổng thống ở đây.
“Đây là hệ thống tiên tiến nhất so với các hệ thống cùng loại hiện nay trên thế giới. Hệ thống này có vai trò cực kì quan trọng vì Trung Quốc đang nhắm hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tới Đài Loan”, cựu thứ trưởng quốc phòng Chao Shih-chang mô tả về hệ thống ra đa này vào năm 2011 và cho biết thêm rằng hệ thống này còn có thể phát hiện ra các tên lửa hành trình.
Mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể từ khi ông Mã Anh Cửu trở thành tổng thống Đài Loan vào năm 2008. Ông này đã hứa thúc đẩy các mối quan hệ thương mại giữa hai bên và cho phép thêm nhiều du khách Trung Quốc tới thăm hòn đảo này. Vào tháng 1/2012, ông Mã tái trúng cử và tiếp tục nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của mình.
Mặc dù Đài Loan đã là một hòn đảo tự trị từ năm 1949 nhưng Bắc Kinh vẫn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình và cần được tái thống nhất với đại lục, kể cả phải dùng tới vũ lực.