Thông tin này được tạp chí Jane's ngày 20/7 dẫn lời Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết. Theo đó, chương trình máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA phải dừng lại cho tới sau năm 2023 với lý do Nga phải tập trung vào phát triển phiên bản Tupolev Tu-160M2.
Trả lời câu hỏi về khả năng dịch chuyển khung thời gian phát triển PAK DA do phải tập trung sản xuất Tu-160M2, ông Borisov cho biết: “Dự án PAK DA sẽ được chuyển sang sau năm 2023 nếu không có gì thay đổi”.
Theo Tham mưu trưởng Không quân Mỹ-tướng General Welsh, với những tiêu chí Nga tự đặt ra để thực hiện chương trình máy bay tầm xa PAK DA vào lúc này không thực sự phù hợp với Moskva.
Cụ thể, PAK DA là một bước đột phá so với các mẫu ném bom cũ của Tupolev như Tu-22M Backfire và Tu-160 - đều dựa trên tốc độ siêu âm cao.
PAK DA cũng không phải là một máy bay loại nhỏ: tổng trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 125 tấn, tương đương kích cỡ của một chiếc Boeing 757.
Không quân Nga cần máy bay phải đạt phạm vi khoảng 12.500 km và chở được 30 tấn vũ khí.
PAK DA sẽ là loại máy bay rất khó quan sát giống máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga là PAK-FA, nhưng nó cũng không hoàn toàn chỉ dựa vào khả năng tàng hình.
Tàng hình có thể chỉ là một trong số nhiều ưu điểm của PAK DA.
Chiếc máy bay này được phát triển với hệ thống tác chiến điện tử và các thiết bị gây nhiễu sóng gần như tuyệt hảo.
Hơn nữa, PAK DA cũng có cả tên lửa hạt nhân tầm xa và tên lửa hành trình thông thường.
Nga cũng đầu tư cho loại máy bay này các tên lửa hành trình siêu thanh. Như vậy, Không quân sẽ không cần đưa máy bay tiến sâu vào không phận địch mà chỉ cần đạt đủ gần để phóng tên lửa.
Để PAK DA có thể hoạt động sớm nhất có thể, Nga đang lắp phiên bản cải tiến của động cơ Kuznetsov NK-32 hiện đại dùng cho máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-160 vào loại máy bay mới này.
Và nếu PAK DA thực sự được triển khai, chắc chắn đây sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng với đối thủ của Nga, và đặc biệt hơn nữa nếu nó được sản xuất với số lượng lớn.
Tuy nhiên, theo Tướng General Welsh vấn đề hiện nay với Nga có thể là mọi chuyện mới chỉ được dừng lại trên giấy và một số hình ảnh thiết kế không hơn không kém.
Vì vậy, việc mất quá nhiều thời gian và tiền của để thực hiện chương trình PAK DA (Mỹ dự định Nga phải bỏ ra số tiền lên tới 40 tỷ USD) chưa biết hiệu quả đến đâu khiến Nga thấy mạo hiểm.
Và đây có thể chính là lý do khiến Nga “từ bỏ” phát triển PAK DA để tập trung vào chương trình Tu-160M2 thiết thực hơn, Tướng General Welsh nhận định.